Kế hoạch 31/KH-UBND năm 2024 thực hiện Nghị quyết 21/NQ-CP về Chương trình hành động giai đoạn 2022-2026 thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Số hiệu 31/KH-UBND
Ngày ban hành 05/02/2024
Ngày có hiệu lực 05/02/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Hoàng Việt Phương
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 05 tháng 02 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 21/NQ-CP NGÀY 20/02/2023 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ GIAI ĐOẠN 2022-2026 THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 15-CT/TW NGÀY 10/8/2022 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ CÔNG TÁC NGOẠI GIAO KINH TẾ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn 2022-2026 thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030, Văn bản số 1712-CV/TU ngày 17/11/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện với các nội dung cụ thể sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa và triển khai các quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ, giải pháp trong Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030 (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 15-CT/TW), Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 20/02/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn 2022-2026 thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 21/NQ-CP) trên cơ sở bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và người dân đối với công tác ngoại giao kinh tế; xác định ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm trong công tác đối ngoại của tỉnh, là động lực quan trọng để phát triển kinh tế; đóng vai trò tiên phong trong huy động các nguồn lực bên ngoài, thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu, tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả, góp phần tăng cường tiềm lực của tỉnh.

2. Yêu cầu

Triển khai hiệu quả hoạt động ngoại giao kinh tế, bám sát đường lối đối ngoại của Đảng, Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 21/NQ-CP của Chính phủ, Văn bản số 1712-CV/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2025, quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Các nhiệm vụ cần xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, lấy lợi ích quốc gia - dân tộc, hiệu quả, thực chất làm tiêu chí hàng đầu, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.

Xác định nội dung công việc, trách nhiệm của các cấp, các ngành đặc biệt là người đứng đầu; bảo đảm sự chỉ đạo, lãnh đạo toàn diện, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của các bộ, ban, ngành Trung ương trong việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch. Việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt phải nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, phù hợp với từng đối tượng, thành phần, từng cấp, ngành, địa phương.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm về công tác ngoại giao kinh tế

Tổ chức nghiên cứu, quán triệt và tuyên truyền sâu rộng, đầy đủ, thực chất nội dung Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 21/NQ-CP của Chính phủ, Văn bản số 1712-CV/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu về yêu cầu, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ của công tác ngoại giao kinh tế trong tình hình mới.

Tăng cường truyền thông, thông tin cho các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp, người dân về chủ trương, ý nghĩa, hiệu quả kinh tế của các hoạt động ngoại giao song phương và đa phương, đặc biệt các chuyến thăm, hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh, các hội nghị quốc tế quan trọng của Việt Nam, của tỉnh. Chú trọng tuyên truyền, làm rõ vai trò, đóng góp của ngoại giao kinh tế đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như sự phát triển của các ngành, địa phương trong tỉnh và doanh nghiệp.

2. Tiếp tục mở rộng, làm sâu sắc hơn quan hệ và tạo thế đan xen lợi ích kinh tế với các đối tác song phương và đa phương

Tận dụng, tranh thủ tối đa các quan hệ chính trị đối ngoại để thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế phục vụ phát triển. Xây dựng và triển khai hiệu quả các Đề án tổ chức đoàn ra hằng năm của lãnh đạo tỉnh trên cơ sở tham vấn ý kiến các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, địa phương của tỉnh; đưa hợp tác kinh tế trở thành nội dung trung tâm trong các hoạt động đối ngoại, hoạt động đoàn ra, tiếp xúc, trao đổi các cấp.

Triển khai hiệu quả các thỏa thuận quốc tế đã ký với các đối tác truyền thống của tỉnh (tỉnh Xiêng Khoảng, Lào; thành phố Anseong, tỉnh Gyeonggi Hàn Quốc), gắn kết chặt chẽ quan hệ chính trị, đối ngoại với hợp tác văn hóa, giáo dục, nông nghiệp, lao động,… góp phần đưa các nội dung hợp tác đã có đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển quan hệ hợp tác với các đối tác mới, đặc biệt là đối tác thuộc các nước láng giềng, nước lớn, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện của Việt Nam, các đối tác quan trọng khác, tập trung vào các quốc gia, như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, các nước ASEAN, châu Âu,… trên cơ sở hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, an ninh văn hóa, an ninh đối ngoại.

Chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương tham gia các khuôn khổ, cơ chế hợp tác, đề xuất biện pháp tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, bao gồm hợp tác kinh tế số, thương mại số, đầu tư và hợp tác chuyên ngành với các cơ quan Chính phủ các nước đối tác, các tổ chức quốc tế, các địa phương nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, một số nước châu Âu,…) có tiềm năng trên cơ sở phù hợp với pháp luật và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết.

Thu hút, tranh thủ và triển khai hiệu quả các nguồn lực phục vụ phát triển (tài chính, công nghệ, kinh nghiệm, tri thức, hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn chính sách) từ các cơ chế, diễn đàn đa phương (Liên hợp quốc, ASEAN, Tiểu vùng Mê Công, Tổ chức Thương mại thế giới, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á,…) và các cơ chế hợp tác liên quan. Chủ động, tăng cường tham gia và lồng ghép các nội dung ngoại giao kinh tế khi tham gia tại các sự kiện, hội nghị, diễn đàn đa phương về kinh tế, phát triển do bộ, ngành Trung ương, đối tác nước ngoài tổ chức.

3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế

Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 120/KH-UBND ngày 31/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 38/NQ-CP và Chương trình hành động số 12-CTr/TU ngày 16/02/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Tranh thủ tối đa các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) và các hiệp định thương mại mà Việt Nam là thành viên, như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA),… để khai thác hiệu quả các cơ hội mở cửa thị trường từ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong các Hiệp định, tập trung vào các thị trường lớn (EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN), tạo cơ hội để Tuyên Quang tham gia vào chuỗi cung ứng quốc gia, khu vực và quốc tế, nâng cao vị thế của tỉnh trong các chuỗi giá trị. Nâng cao năng lực, nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp về các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.

Kết nối, tích cực tham gia các hoạt động, sự kiện, khuôn khổ hợp tác liên kết trong các lĩnh vực mới như kinh tế số, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh,... do bộ, ngành Trung ương, đối tác nước ngoài tổ chức.

Triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương trong thực hiện các cam kết kinh tế quốc tế theo lộ trình bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

4. Đẩy mạnh vận động, thu hút nguồn lực từ bên ngoài nhằm củng cố các động lực tăng trưởng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 154/KH-UBND ngày 13/7/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 02/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đến năm 2030. Tập trung duy trì, phát triển các thị trường xuất khẩu truyền thống; mở rộng và khai thác các thị trường mới, tiềm năng, các thị trường còn nhiều dư địa, góp phần đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng đối tác. Triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng thiết thực, hiệu quả, linh hoạt về cách thức tổ chức, triển khai; nắm vững hệ thống luật pháp, quy định, tập quán thương mại của các nước. Tìm kiếm, đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu phục vụ các ngành sản xuất trong tỉnh. Tăng cường ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động quảng bá, tìm kiếm đối tác và thị trường. Tăng cường phối hợp với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong công tác xúc tiến và hỗ trợ xuất khẩu. Chú trọng nâng tầm thương hiệu sản phẩm tỉnh Tuyên Quang.

Tiếp tục thực hiện Quyết định số 336/QĐ-UBND ngày 02/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, trong đó tập trung thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển chung của tỉnh, có số thu ngân sách lớn. Tăng cường xúc tiến đầu tư vào các thị trường có triển vọng và thế mạnh, như: Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc), ASEAN, EU, Hoa Kỳ,… Đẩy mạnh hoạt động ngoại giao kinh tế phục vụ thu hút đầu tư nước ngoài; nâng cao tính chủ động, trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương trong việc tạo thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, ứng dụng các hình thức xúc tiến đầu tư mới, ứng dụng công nghệ số.

Nâng cao năng lực tiếp nhận, quản lý vốn đầu tư nước ngoài, trao đổi, tham vấn các cơ quan Trung ương về kinh nghiệm trong phòng ngừa và xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư quốc tế, các dự án có yếu tố nước ngoài. Tăng cường sự chủ động, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị chức năng trong việc thẩm định, xử lý vướng mắc liên quan đến các dự án quan trọng có yếu tố nước ngoài hoặc nhạy cảm về đối ngoại.

[...]