Kế hoạch 3093/KH-UBND năm 2017 thực hiện Kết luận 01-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
Số hiệu | 3093/KH-UBND |
Ngày ban hành | 27/04/2017 |
Ngày có hiệu lực | 27/04/2017 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đắk Lắk |
Người ký | Phạm Ngọc Nghị |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3093/KH-UBND |
Đắk Lắk, ngày 27 tháng 4 năm 2017 |
Để triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Kế hoạch số 1141-KH/BCSĐCP ngày 11/11/2016 của Ban cán sự Đảng Chính phủ (sau đây gọi là Kế hoạch số 1141-KH/BCSĐCP) thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh với các nội dung như sau:
1. Mục đích
a) Xác định rõ nội dung, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu để tiếp tục thực hiện các quan điểm, định hướng về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và các nội dung được xác định trong Kế hoạch số 1141-KH/BCSĐCP.
b) Phân công và tổ chức thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc thực hiện Chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật, cải cách tư pháp, cải cách hành chính nhà nước, xây dựng và bảo vệ Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa “của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân”.
2. Yêu cầu
a) Các nhiệm vụ về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phải đặt dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, các cấp ủy Đảng; đồng thời, bám sát phương hướng và nhiệm vụ trọng tâm đề ra trong Kế hoạch số 1141-KH/BCSĐCP của Ban cán sự Đảng Chính phủ.
b) Các nhiệm vụ được xác định cụ thể, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo tính khả thi nhằm tạo chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường hiệu quả công tác thi hành pháp luật; gắn với công tác cải cách tư pháp và Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020 của Chính phủ.
c) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các các sở, ban, ngành ở tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
1.1. Nhiệm vụ và giải pháp
a) Tổ chức thực hiện nghiêm túc, kịp thời Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Quyết định số 01/2017/QĐ-UBND ngày 16/01/2017 của UBND tỉnh ban hành Quy định phối hợp trong cập nhật dữ liệu; kiểm tra, xử lý; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Quyết định số 11/2017/QĐ-UBND ngày 14/3/2017 của UBND tỉnh về trình tự, trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trên địa bàn tỉnh, Quyết định số 3049/QĐ-UBND ngày 16/11/2015 và Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 12/5/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 trên địa bàn tỉnh; tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả soạn thảo, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, cá nhân ở địa phương có trách nhiệm trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; chú trọng đảm bảo tính kịp thời trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; có chính sách, biện pháp để thu hút sự tham gia góp ý kiến của các tổ chức và nhân dân trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
b) Tăng cường việc lấy ý kiến; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, vận động Nhân dân tích cực tham gia góp ý vào các dự thảo văn bản QPPL do cơ quan Nhà nước ở Trung ương soạn thảo, đặc biệt là chính sách quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp, người dân.
c) Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản có nội dung chứa quy phạm pháp luật; kịp thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý các văn bản có nội dung không phù hợp với quy định của cơ quan nhà nước cấp trên và tình hình kinh tế - xã hội địa phương, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật; xác định rõ những văn bản còn hiệu lực, công bố các văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực.
d) Cập nhật đầy đủ, kịp thời văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh lên cơ sở dữ liệu quốc gia về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để đáp ứng nhu cầu khai thác, tra cứu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.2. Thời gian thực hiện: Thường xuyên giai đoạn 2017 - 2020
1.3. Cơ quan thực hiện
a) Cơ quan chủ trì: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Về tổ chức thi hành pháp luật
2.1. Nhiệm vụ và giải pháp
a) Tiếp tục tổ chức thi hành Hiến pháp năm 2013; tích cực chuẩn bị các điều kiện bảo đảm thi hành kịp thời, hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật; tham mưu trình Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chính sách, biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản cơ quan nhà nước cấp trên và văn bản quy định chi tiết theo thẩm quyền; gắn nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
b) Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp, các ngành; trong đó, tập trung vào các lĩnh vực liên quan trực tiếp tới lợi ích của người dân, của doanh nghiệp, lĩnh vực có nhiều bức xúc, vướng mắc trong thực thi.
c) Tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh, chú trọng phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động của người dân, doanh nghiệp và tư vấn, hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội; phát triển các hình thức phổ biến, tuyên truyền mới, phù hợp với từng lĩnh vực, đối tượng; tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật thiết thực, hiệu quả.
2.2. Thời gian thực hiện: Thường xuyên giai đoạn 2017 - 2020