Kế hoạch 3050/KH-UBND năm 2023 phòng, chống bệnh Dại trên người giai đoạn 2023-2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Số hiệu 3050/KH-UBND
Ngày ban hành 13/09/2023
Ngày có hiệu lực 13/09/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Y Ngọc
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3050/KH-UBND

Kon Tum, ngày 13 tháng 9 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2023 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Thực hiện Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại giai đoạn 2022 - 2030”; Quyết định số 1622/QĐ-BYT ngày 08 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn giám sát phòng, chống bệnh Dại trên người; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại trên người giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Khống chế bệnh Dại trên người và phấn đấu không có người tử vong vì bệnh Dại vào năm 2030, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân và cộng đồng.

2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể

- 100% huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh có điểm tiêm vắc xin Dại và huyết thanh kháng Dại cho người. Đảm bảo mỗi huyện, thành phố có ít nhất 01 điểm tiêm vắc xin Dại và huyết thanh kháng Dại cho người hoạt động thường xuyên và đảm bảo đúng quy định về công tác tiêm chủng.

- 100% số huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh thực hiện truyền thông nguy cơ và nâng cao nhận thức về bệnh Dại ở cộng đồng, trường học 01 quý/lần; 100% các xã thuộc khu vực nguy cơ cao được truyền thông nguy cơ và nâng cao nhận thức về bệnh Dại ở cộng đồng, trường học 01 tháng/lần; 95% số xã còn lại được truyền thông nguy cơ và nâng cao nhận thức về bệnh Dại ở cộng đồng, trường học 01 quý/lần.

- 100% các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực nguy cơ cao đều có điểm tiêm vắc xin phòng Dại hoạt động thường xuyên và đảm bảo đúng quy định về công tác tiêm chủng.

- 90% các đối tượng phơi nhiễm với bệnh Dại được lập danh sách quản lý, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, được theo dõi, tư vấn về phòng chống bệnh Dại.

- 100% những người có nguy cơ cao về phơi nhiễm vi rút Dại được lập danh sách quản lý, được tiêm vắc xin Dại theo quy định, được theo dõi và tư vấn về phòng chống bệnh Dại.

- 100% số người tiêm vắc xin phòng bệnh Dại do động vật cắn được báo cáo qua hệ thống báo cáo quốc gia. 100% số xã báo cáo người tiêm vắc xin phòng bệnh Dại do động vật cắn qua hệ thống báo cáo quốc gia đầy đủ, đúng quy định.

- 100% ổ dịch Dại từ động vật lây sang người được phát hiện sớm, điều tra và xử lý kịp thời đúng quy định.

- Đến năm 2025 không còn huyện, thành phố có nguy cơ cao về bệnh Dại trên người; đến 2027 không còn huyện, thành phố có nguy cơ trung bình về bệnh Dại trên người.

- Đến năm 2025, mỗi huyện, thành phố đều phải giảm 50% số người tử vong vì bệnh Dại so với giai đoạn 2017-2021 và phấn đấu không còn người tử vong vì bệnh Dại vào năm 2030.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho người

a) Yêu cầu chung đối với điều trị dự phòng sau phơi nhiễm

Tất cả những người bị chó, mèo cắn, cào, phơi nhiễm, có nguy cơ nhiễm với bệnh Dại nhưng chưa được tiêm vắc xin Dại phải được điều trị dự phòng.

b) Tổ chức điều trị dự phòng

Sở Y tế xây dựng kế hoạch cung ứng, sử dụng vắc xin phòng Dại cho người bị chó, mèo cắn, người có nguy cơ cao phơi nhiễm bệnh Dại; kiện toàn, mở rộng số lượng điểm tiêm vắc xin và huyết thanh kháng Dại để phục vụ công tác điều trị dự phòng, đặc biệt ở khu vực có nguy cơ cao; đảm bảo mỗi huyện, thành phố có ít nhất 01 điểm tiêm có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư và nguồn nhân lực cho điều trị dự phòng; đảm bảo đủ trang thiết bị, vắc xin và huyết thanh kháng Dại đã được cấp phép sử dụng; hỗ trợ điều trị dự phòng cho các đối tượng theo quy định tại Quyết định số 2151/QĐ-TTg.

2. Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, thái độ và thay đổi hành vi trong phòng, chống bệnh Dại

a) Nội dung thông tin, tuyên truyền

- Đặc điểm và tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, cách nhận biết người mắc bệnh Dại, nghi mắc bệnh Dại và biện pháp xử lý, phòng, chống bệnh Dại trên người; chủ trương, chính sách và quy định về phòng, chống bệnh Dại.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại và các biện pháp phòng chống bệnh Dại trên người; hướng dẫn người bị chó, mèo cắn xử lý y tế ban đầu ngay sau khi bị chó, mèo cắn và đến các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời. Không sử dụng thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) hoặc các loại thuốc khác không theo quy định của ngành y tế thay thế vắc xin để điều trị dự phòng bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.

- Các nội dung và tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2023-2030 với mục tiêu quan trọng không có người tử vong vì bệnh Dại vào năm 2030.

b) Phương thức thông tin, tuyên truyền

- Truyền thông qua các Kế hoạch truyền hình, phát thanh của địa phương, bảng tin công cộng tại nơi đông người, các điểm sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của người dân.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ