Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 3035/KH-UBND năm 2018 về Chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người khuyết tật đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Số hiệu 3035/KH-UBND
Ngày ban hành 22/10/2018
Ngày có hiệu lực 22/10/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Lê Văn Quý
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3035/KH-UBND

Điện Biên, ngày 22 tháng 10 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

CHĂM SÓC SỨC KHỎE, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Thực hiện Công văn 4997/BYT-KCB ngày 21/8/2018 của Bộ Y tế về việc tăng cường đầu tư và phát triển công tác chăm sóc sức khỏe (CSSK), phục hồi chức năng (PHCN) cho người khuyết tật (NKT). Để trợ giúp NKT trên địa bàn tỉnh vượt qua khó khăn, hòa nhập cộng đồng có cuộc sống ngày càng tốt hơn, UBND tỉnh Điện Biên xây dựng Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người khuyết tật, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở phục hồi chức năng và nâng cao chất lượng dịch vụ phục hồi chức năng; tăng cường phòng ngừa khuyết tật, phát hiện sớm, can thiệp sớm và cải thiện chất lượng cuộc sng của người khuyết tật về mọi mặt để người khuyết tật được hòa nhập và tham gia bình đẳng vào các hoạt động trong xã hội, phát huy tối đa năng lực của người khuyết tật.

2. Mục tiêu cụ thể

- 100% số trạm Y tế xã có phân công cán bộ y tế phụ trách công tác phục hồi chức năng, cán bộ này được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về PHCN.

- 100% bệnh viện huyện có tổ chức phục hồi chức năng (khoa, phòng, liên khoa, tổ PHCN), trong đó có bác sỹ (hoặc y sỹ), kỹ thuật viên được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên ngành PHCN.

- 100% các cơ sở phục hồi chức năng có hoạt động tuyên truyền về phòng ngừa khuyết tật, về phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

- 50% số xã, phường, thị trấn của tỉnh triển khai và duy trì chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

- 70% số trẻ em tsơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật.

- 80% người khuyết tật có nhu cầu được tiếp cận với các dịch vụ PHCN phù hợp để hòa nhập cộng đồng.

- 100% các trạm y tế xã, phường, thị trấn triển khai sử dụng hệ thống thông tin Quản lý sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác tuyên truyền

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng ngừa khuyết tật, PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng (DVCĐ) để mọi người biết cách chủ động phát hiện, phòng ngừa khuyết tật và những người khuyết tật được hưởng đy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, PHCN cũng như các dịch vụ khác của cộng đồng.

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các biện pháp dự phòng và phục hồi chức năng cho người khuyết tật, đặc biệt là phòng ngừa, phát hiện sớm và can thiệp sớm khuyết tật.

- Tổ chức các buổi nói chuyện và tư vấn về phòng ngừa khuyết tật, cách phát hiện sớm khuyết tật tại các cơ quan, tổ chức xã hội và tại cộng đồng, với sự hợp tác của các tổ chức xã hội như Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội chữ Thập đỏ, các trường học.

- Phối hợp với các chương trình tuyên truyền khác.

2. Triển khai các hoạt động phục hồi chức năng tại cộng đồng

- Thành lập Ban Công tác về người khuyết tật ở các cấp hoặc bổ sung nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, PHCN người khuyết tật cho ban chăm sóc sức khỏe ban đầu của địa phương.

- Tập huấn cho cán bộ, cộng tác viên chương trình, nhân viên công tác xã hội, người khuyết tật và gia đình có người khuyết tật về PHCN DVCĐ.

- Khảo sát, khám phát hiện khuyết tật, phân loại và lập kế hoạch can thiệp sớm tại địa phương, chuyển tuyến điều trị và PHCN cho người khuyết tật theo quy định.

- Thực hiện PHCN tại nhà cho người khuyết tật, theo dõi định kỳ, hướng dẫn PHCN cho người khuyết tật, đánh giá sự tiến bộ của người khuyết tật, tư vấn và tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ y tế giáo dục, lao động và các hoạt động xã hội khác.

- Hỗ trợ thành lập và hỗ trợ các hoạt động của Câu lạc bộ cha mẹ trẻ khuyết tật, Hội Bảo trợ người khuyết tật, người mù tỉnh hoặc câu lạc bộ người khuyết tật tại địa phương.

- Thực hiện lồng ghép các hoạt động chăm sóc sức khỏe, PHCN người khuyết tật với hoạt động của các chương trình y tế khác.

3. Xây dựng và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng

[...]