Kế hoạch 30/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP gắn với thực hiện nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thành phố Cần Thơ năm 2021

Số hiệu 30/KH-UBND
Ngày ban hành 03/02/2021
Ngày có hiệu lực 03/02/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Trần Việt Trường
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Đầu tư,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 03 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 02/NQ-CP NĂM 2021 CỦA CHÍNH PHỦ GẮN VỚI THỰC HIỆN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021

Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021; Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP với những nội dung chủ yếu như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

Qua thực hiện các Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ và các Nghị quyết số 02/NQ-CP hàng năm từ năm 2014 đến nay, gắn với nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cp tỉnh (PCI) hàng năm của thành phố đã tạo được sự chuyn biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, công chức và người lao động các s, ban ngành thành phố và UBND quận, huyện về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh thành phố, đẩy mạnh cải cách hành chính, rút ngn quy trình xử lý, giảm slượng và đơn giản hóa nội dung hồ sơ, giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp; nhiều s, ban ngành và cơ quan đã chỉ định đầu mối chuyên trách việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP cũng như theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện. Chất lượng việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” và dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 được nâng cao. Thủ tục thuế, hải quan được ct giảm, thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử quốc gia được vận hành hiệu quả đáp ứng được yêu cu dịch vụ công mức độ 4. Môi trường đu tư, kinh doanh được cải thiện, thời gian cấp phép các thủ tục chuyên ngành trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, xây dựng, thẩm định thiết kế công trình, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,… được giảm mạnh.

Công tác thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có nhiều chuyển biến tích cực, trong năm 2020 mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và việc thực hiện giãn cách xã hội đã gây ra rt nhiều khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp, tuy nhiên tốc độ phát triển doanh nghiệp vẫn có dấu hiệu tích cực, cụ thể cấp mới 1.590 lượt hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp với tổng vốn 12.614 tỷ đồng, đạt 99,4% KH về số lượng doanh nghiệp và đạt tăng 0,9% KH về vốn, tăng 7% về số lượng doanh nghiệp và bằng 96,4% về vốn so cùng kỳ, đạt bình quân gn 8 tỷ đng/doanh nghiệp, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 s doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố là 9.160 doanh nghiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại nền kinh tế so với doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh có thời hạn đạt 13%, tỷ lệ hộ kinh doanh đủ điều kiện đng ý chuyển sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp so với doanh nghiệp thành lập mới chiếm 2,2%. Đồng thời, trong năm 2020, thành phố thu hút được 13 dự án1 mới nâng tổng số dự án trên địa bàn thành phố lên 192 dự án2. Các chuyển biến trên đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế cho thấy môi trường đầu tư kinh doanh của thành phố có nhiều chuyển biến, tạo được niềm tin trong cộng đồng doanh nghiệp.

Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năng sut lao động, UBND thành phố ban hành Kế hoạch này nối tiếp các Nghị quyết số 02/NQ-CP và các Nghị quyết số 19/NQ-CP (các năm 2014 - 2018) của Chính phvề cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; gn với nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thành phố.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Tập trung thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021; trin khai thực hiện đng bộ các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cp tỉnh (PCI) của thành phố cho năm 2021, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và trthành động lực của nền kinh tế; trong đó đặt trọng tâm vào các nội dung cải thiện cả về điểm số và thứ hạng môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh cải cách hành chính, phấn đấu Cn Thơ được đánh giá là “Nhóm địa phương có chất lượng điều hành tốt”. Đặc biệt là tạo lập hệ thống hỗ trợ khởi sự kinh doanh, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, n định, tự do sáng tạo cho doanh nghiệp khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp ngày càng tăng về quy mô, số lượng và chất lượng hoạt động.

2. Mc tiêu cthể:

a) Về cải thiện Môi trường kinh doanh: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, giảm thời gian gia nhập thị trường, rút ngắn hơn nữa thời gian nộp thuế, bảo hiểm xã hội, cp phép xây dựng, tiếp cận tín dụng, tiếp cận điện năng, đăng ký tài sản, giải quyết tranh chấp hợp đồng, giải quyết phá sản doanh nghiệp, đăng quyền sở hữu công nghiệp, mức độ tham gia giao dịch trực tuyến, cơ hội việc làm trong các ngành thâm dụng tri thức, môi trường sinh thái bền vững nhm thu hút sự tham gia đầu tư, sản xut kinh doanh của các thành phần kinh tế.

b) Về nâng cao Năng lực cạnh tranh: Nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, kim soát tham nhũng, giảm chi phí không chính thức cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư; nâng cao chất lượng qun lý hành chính đất đai, đy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp; cải thiện mạnh mẽ chất lượng đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, các nhà đầu tư; phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp nhỏ và vừa đặc biệt là doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, có ý tưởng đột phá trong sản xuất kinh doanh. Tập trung cải thiện thứ hạng và chỉ số thành phần năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hàng năm; chuyển đổi mạnh mẽ cách thức quản lý nhà nước từ tiền kim sang hậu kiểm.

c) Về cải thiện các chsố Đổi mới sáng tạo: Nâng cao hơn nữa các chỉ số về Hạ tng thông tin, cht lượng nhân lực trình độ cao; tăng cường hợp tác giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng các giải pháp về ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, thúc đẩy tự do đổi mới sáng tạo gn với ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả thị trường hàng hóa, dịch vụ và cạnh tranh công bằng.

d) Về nâng cao công tác hỗ trợ logistics: Từng bước hoàn chỉnh hạ tầng nâng cao cht lượng dịch vụ logistics, triển khai các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng thị trường, khai thác có hiệu quả các thị trường xuất khẩu truyền thống, đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu bền vững. Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics nhm tạo thuận lợi và giảm chi phí cho doanh nghiệp.

đ) Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành du lịch: Từng bước đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố; đẩy mạnh liên kết, xây dựng nhiều tour - tuyến du lịch mới, hp dẫn với các tỉnh, thành phố ký kết phát triển du lịch,

3. Yêu cầu:

a) Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong toàn thể cán bộ, công chức, cộng đng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân nhận thức đầy đủ, rõ ràng và thống nhất về mục tiêu của Kế hoạch này, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện công vụ.

b) Quán triệt chtrương Nhà nước kiến tạo, lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh và phát triển; xây dựng các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh đng bộ bám sát Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2021 của Chính phủ và bộ chỉ s thành phn PCI của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

c) Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp; nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành; tăng cường công tác hậu kiểm; bảo vệ quyền sở hu tài sản hợp pháp và quyn tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao.

d) Các sở, ban ngành, UBND quận, huyện phân công cán bộ đầu mối theo dõi việc triển khai, thực hiện Kế hoạch này. Xây dựng các giải pháp rút ngắn hơn nữa thời gian giải quyết các thủ tục gồm cấp phép xây dựng, Tiếp cận điện năng, đăng ký tài sản, Thông quan hàng hóa,...

đ) Đy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và các nghiên cứu khoa học phục vụ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cnh tranh bn vững của thành phố. Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, bảo đảm kịp thời, công khai, minh bạch và hiệu quả. Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, ứng dụng các giải pháp công nghệ vào hoạt động sản xut kinh doanh.

e) Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Phát hiện xử lý nghiêm nhng cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, gây cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp. Xử lý nghiêm minh và giải quyết thỏa đáng khiếu nại đi với các vụ việc vi phạm cạnh tranh, ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên trái phép; đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật, góp phn tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đng.

g) Thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật (không quá một lần/năm); công khai trước kế hoạch thanh, kim tra tránh chồng chéo, trùng lp; kết hợp thanh, kiểm tra liên ngành nhiu nội dung trong một đợt thanh tra, kiểm tra, trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng.

h) Yêu cầu 100% trường học, bệnh viện, công ty điện lực, công ty cấp, thoát nước, công ty vệ sinh môi trường, công ty viễn thông, bưu chính trên địa bàn đô thị phối hợp với các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thu học phí, viện phí, tin điện,... bng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, ưu tiên giải pháp thanh toán trên thiết bị di động, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ.

i) Các sở, ban ngành, UBND quận, huyện rà soát, khắc phục những hạn chế, vướng mc trong thực hiện phối hợp giữa các cơ quan theo hướng: (i) xác định rõ cơ quan, đơn vị đầu mối chủ trì; (ii) phân định minh bạch, cụ thquyền và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị đu mối và các cơ quan, đơn vị phối hợp. Đồng thời, đề xuất giải quyết các bất cập do quy định chưa cụ thể, chồng chéo, mâu thuẫn về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng và tài nguyên, môi trường; tng hợp các văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực một cách đng bộ, minh bạch và thực hiện công khai đngười dân, doanh nghiệp dễ tra cứu, dễ hiểu và dễ tiếp cận các quy định pháp luật.

k) Tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo Quyết định s749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đng bộ với thực hiện cải cách hành chính.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

[...]