Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 175/KH-UBND năm 2017 về hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

Số hiệu 175/KH-UBND
Ngày ban hành 12/12/2017
Ngày có hiệu lực 12/12/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Nguyễn Thanh Dũng
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 175/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 12 tháng 12 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

Thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” và Công văn số 1919/BKNCN-PTTTDN ngày 13 tháng 6 năm 2017 của Bộ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn địa phương triển khai Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025.

Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức và triển khai thực hiện với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (HST KNĐMST) tại thành phố, nhằm tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, góp phần phát triển kinh tế – xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Tuyên truyền, phổ biến các thông tin, kiến thức về HST KNĐMST, KNĐMST đến các cá nhân, nhóm cá nhân và doanh nghiệp khởi nghiệp, góp phần hình thành văn hóa khởi nghiệp;

b) Đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng KNĐMST cho các chủ thể trong HST KNĐMST (cá nhân, nhóm cá nhân và doanh nghiệp khởi nghiệp, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, huấn luyện viên khởi nghiệp và nhà đầu tư mạo hiểm);

c) Hỗ trợ đầu tư về cơ sở hạ tầng dành cho khởi nghiệp của các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sẵn có (cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, tổ chức thúc đẩy kinh doanh), tiến tới hình thành Khu tập trung dịch vụ KNĐMST;

d) Kết nối các thành phần trong HST KNĐMST của thành phố Cần Thơ với các tỉnh thành trong nước và quốc tế;

e) Hỗ trợ trực tiếp cho ít nhất 10 cá nhân, nhóm cá nhân và doanh nghiệp KNĐMST, trong đó có ít nhất 20% cá nhân, nhóm cá nhân và doanh nghiệp KNĐMST có khả năng gọi vốn và 10% cá nhân, nhóm cá nhân và doanh nghiệp KNĐMST gọi vốn thành công từ các nhà đầu tư.

3. Đối tượng hỗ trợ

Cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp KNĐMST; Cố vấn, huấn luyện viên KNĐMST; Nhà đầu tư cho KNĐMST; các cán bộ quản lý, vận hành các tổ chức hỗ trợ KNĐMST; các cán bộ thuộc khối quản lý hoạt động KNĐMST.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Các hoạt động thường xuyên

a) Khảo sát đánh giá thực trạng HST KNĐMST

- Thực hiện 02 đợt khảo sát để đánh giá thực trạng HST KNĐMST của thành phố dựa trên các tiêu chí theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Công văn số 1919/BKNCN-PTTTDN ngày 13 năm 6 tháng 2017 hướng dẫn địa phương triển khai Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025. Các tiêu chí khảo sát bao gồm môi trường pháp lý, nguồn nhân lực, mật độ, văn hóa và vốn đầu tư;

- Đối tượng và số lượng mẫu khảo sát: Khoảng 1.600 phiếu bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức do nhà nước thành lập và quản lý trực tiếp;

- Hình thức thực hiện: Tiến hành khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường bưu điện, trực tuyến. Sau đó tổng hợp thông tin và phân tích các số liệu để đánh giá thực trạng HST KNĐMST của thành phố Cần Thơ;

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ;

- Cơ quan/đơn vị phối hợp: Hiệp hội Doanh nghiệp Cần Thơ (CBA), Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Cần Thơ (CADS) và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan.

b) Truyền thông về HST KNĐMST, KNĐMST

- Tổ chức 03 hội nghị, hội thảo và tọa đàm/năm để giới thiệu về HST KNĐMST, KNĐMST với các Chủ đề như: Tổng quan về HST KNĐMST, KNĐMST; Kinh nghiệm từ các địa phương khác trong triển khai các hoạt động hỗ trợ KNĐMST; Giới thiệu về các nội dung của kế hoạch; Kinh nghiệm hình thành và phát triển của các Startup; Bài học từ thất bại của Startup,…;

- Xây dựng diễn đàn trực tuyến về KNĐMSTcủa thành phố để đăng tải các thông tin/tin tức tổng hợp về KNĐMST, các hoạt động hỗ trợ KNĐMST của thành phố và cả nước, chia sẻ/trao đổi về KNĐMST, đường liên kết đến cổng thông tin KNĐMST quốc gia và quốc tế,…

- Xây dựng và phát hành sản phẩm tuyên truyền về KNĐMST như các hiện vật có thể hiện hình ảnh hoặc thông tin tuyên truyền về KNĐMST (tờ rơi, brochure, túi giấy, …) để phát hành trực tiếp tại các lớp đào tạo tập huấn hoặc qua các sự kiện về KNĐMST của thành phố;

- Thực hiện các bài viết hoặc sưu tầm về HST KNĐMST và KNĐMST để đăng trên các báo giấy, báo điện tử và trên các trang điện tử;

[...]