Kế hoạch 2971/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Số hiệu 2971/KH-UBND
Ngày ban hành 08/09/2022
Ngày có hiệu lực 08/09/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Nguyễn Minh
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2971/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 08 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 336/QĐ-LĐTBXH ngày 13/4/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển nhanh giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển địa phương trong từng giai đoạn.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu cơ bản đến năm 2025

Bảo đảm quy mô, cơ cấu ngành, nghề đào tạo cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội địa phương; chất lượng đào tạo nghề của một số trường tiếp cận trình độ quốc gia, khu vực ASEAN; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ từ 30% - 32%.

Một số chỉ tiêu chủ yếu:

- Tuyển mới đào tạo nghề cho 10.000 người/năm.

- Thu hút từ 40 - 45% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; học sinh, sinh viên nữ đạt trên 30% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới.

- Đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 25% lực lượng lao động.

- Tỷ lệ lao động là người dân tộc thiểu số qua đào tạo nghề nghiệp đạt 25%.

- Tỷ lệ lao động là người khuyết tật còn khả năng lao động được học nghề phù hợp đạt 25%.

- Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80%.

- Ít nhất 20% cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 11 chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm(1) đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.

- Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; khoảng 80% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại.

- Phấn đấu khoảng 80% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia.

b) Mục tiêu đến năm 2030

Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề quốc gia và các nước đang phát triển; tích cực tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế; một số trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ từ 32% - 37%.

Một số chỉ tiêu chủ yếu:

- Tuyển mới đào tạo nghề cho 10.000 người/năm.

- Thu hút 50 - 55% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; học sinh, sinh viên nữ đạt trên 40% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới.

- Đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động.

- Tỷ lệ lao động là người dân tộc thiểu số qua đào tạo nghề nghiệp đạt 30%.

- Tỷ lệ lao động là người khuyết tật còn khả năng lao động được học nghề phù hợp đạt 30%.

- Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90%.

[...]