Kế hoạch 134/KH-UBND về triển khai công tác phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững (dự án 4) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2022
Số hiệu | 134/KH-UBND |
Ngày ban hành | 03/10/2022 |
Ngày có hiệu lực | 03/10/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Định |
Người ký | Lâm Hải Giang |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 134/KH-UBND |
Bình Định, ngày 03 tháng 10 năm 2022 |
Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28/7/2022 của Bộ Tài chính Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25/5/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Thông tư số 11/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/6/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 2410/QĐ-UBND ngày 03/8/2022 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 2479/QĐ-UBND ngày 09/8/2022 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch năm 2022; Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 30/8/2022 của UBND tỉnh triển khai công tác phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2022;
Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và xã hội tại Tờ trình số 240/TTr-SLĐTBXH ngày 19/9/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai công tác phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững (Dự án 4) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2022, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Phát triển giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô và chất lượng đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh, gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống;
- Đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ hoạt động đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững, nhất là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động trên địa bàn huyện nghèo;
- Cung cấp thông tin thị trường lao động, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, kết nối cung - cầu lao động, hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho người lao động, ưu tiên người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.
2. Yêu cầu
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, các hội, đoàn thể, các địa phương trong công tác phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững trên địa bàn tỉnh; chú trọng công tác tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động; góp phần hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề và tạo việc làm theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân đề ra;
- Tổ chức triển khai các nội dung thực hiện đảm bảo thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, tránh lãng phí, tránh trùng lắp đối tượng thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia;
- Tăng cường lồng ghép nguồn vốn thực hiện Tiểu dự án, Dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, đảm bảo sử dụng vốn tập trung, tiết kiệm, hiệu quả.
1. Nội dung triển khai
- Xây dựng chuẩn về giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng (gồm: Định mức kinh tế - kỹ thuật; quy định kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp; danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu); phát triển chương trình, học liệu,… phù hợp với đối tượng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh;
- Phối hợp hỗ trợ các địa phương phối hợp lồng ghép với Tiểu dự án 3 để thực hiện điều tra khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu học nghề và tình trạng việc làm của người lao động; cập nhập thông tin và xử lý dữ liệu, tổng hợp số liệu về tình trạng việc làm, nhu cầu học nghề của người lao động trên địa bàn tỉnh;
- Lồng ghép với Tiểu dự án 3 dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 để xây dựng Phần mềm tin học cập nhập thông tin và xử lý, tổng hợp số liệu điều tra thống kê;
- Hỗ trợ người làm công tác trực tiếp giới thiệu, tư vấn cho người lao động và thân nhân người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Hỗ trợ giao dịch việc làm: Tổ chức các phiên giao dịch việc làm; thông tin, tuyên truyền nhằm phổ biến tình hình thị trường lao động và thu hút người lao động, doanh nghiệp tham gia các hoạt động giao dịch việc làm; xây dựng cẩm nang, sổ tay hướng dẫn, sổ tay nghiệp vụ về việc làm, thị trường lao động;
- Hỗ trợ kết nối việc làm thành công (có giao kết hợp đồng lao động) cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.
2. Đối tượng
a) Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn
- Người học nghề, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động có thu nhập thấp;
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức và cá nhân có liên quan;