ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
295/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 15 tháng 11
năm 2022
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 926/QĐ-TTg NGÀY 02/8/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TIÊU CHÍ
AN NINH, TRẬT TỰ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025
Thực hiện Quyết định số 926/QĐ-TTg
ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình nâng cao
chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là
Quyết định 926/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), Ủy ban
nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch triển khai thực hiện như
sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Quán
triệt, triển khai nghiêm túc Quyết định 926/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tạo
sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm, hành động của các cấp,
các ngành, tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân, nhất là
vai trò của người đứng đầu, đảng viên; huy động sức mạnh của
cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia; có sự phối hợp
chặt chẽ, đồng bộ giữa lực lượng Công an với các ban,
ngành, đoàn thể, trong đó Công an nhân dân là lực lượng
nòng cốt, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và củng cố, tăng cường
tiềm lực quốc phòng trong khu vực phòng thủ, thúc đẩy thực
hiện có hiệu quả các tiêu chí khác trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới.
2. Quá
trình triển khai thực hiện phải gắn việc thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự
trong xây dựng nông thôn mới với việc xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh; xây dựng lực lượng Công an xã, Dân quân tự vệ, Dân phòng, Bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp trong sạch, vững mạnh.
3. Nhiệm
vụ, giải pháp thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới
phải phù hợp với đặc điểm của từng vùng, khu vực, lĩnh vực cụ thể, rõ lộ trình thực hiện, bảo đảm nghiêm túc, hiệu quả.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát: Đảm bảo giữ vững
an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn, tạo
điều kiện cho người dân yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần
thực hiện tốt các mục tiêu chung về xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho người dân.
2. Mục tiêu cụ thể: Tập trung đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã
hội bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn. Kiềm
chế và kéo giảm các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông và vi phạm
pháp luật khác về an ninh, trật tự so với năm trước, mỗi
huyện, thị xã kéo giảm ít nhất 05% số vụ phạm tội về trật tự xã hội so với thống
kê năm 2019 (khi chưa xảy ra dịch Covid-19). Đến hết
năm 2025, đạt các tiêu chí, chỉ tiêu về an ninh, trật tự trong xây dựng nông
thôn mới, cụ thể: 100% số xã đạt chỉ tiêu 19.2 của tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn
mới; 50% số xã đạt chỉ tiêu 19.2 của tiêu chí số 19 về Quốc
phòng và An ninh thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao; mỗi
huyện, thị xã có ít nhất 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu lĩnh vực an
ninh, trật tự; có 100% số huyện đạt chỉ tiêu 9.4 của tiêu
chí số 9 về Hệ thống chính trị - An ninh trật tự - Hành chính công thuộc Bộ tiêu
chí quốc gia về huyện nông thôn mới; 25% số huyện đạt chỉ tiêu 9.1 của Bộ tiêu
chí về An ninh trật tự - Hành chính công thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện
nông thôn mới nâng cao.
III. PHẠM VI, ĐỐI
TƯỢNG
1. Phạm vi
- Phạm vi không gian: Chương trình được
triển khai thực hiện ở địa bàn nông thôn trong toàn Thành phố.
- Phạm vi thời gian: từ năm 2022 đến
hết năm 2025.
2. Đối tượng: Các nội dung tiêu chí về an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới;
trong đó chú trọng công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới.
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP TRỌNG TÂM
1. Rà soát, đề xuất
ban hành hoàn thiện các văn bản pháp lý làm cơ sở cho việc thực hiện chương
trình
- Nghiên cứu, rà soát, tham mưu đề xuất
ban hành các văn bản hướng dẫn tiêu chí về an ninh, trật tự trong xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2021-2025.
- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ
sung các văn bản về việc xác định xã trọng điểm, phức tạp
về an ninh, trật tự phù hợp với tình hình thực tế.
2. Nâng cao hiệu
quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông
thôn mới
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn
thể và Chủ tịch UBND các quận, huyện,
thị xã tổ chức phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Quyết định số
926/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương
trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Nâng cao tinh thần trách nhiệm của
người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới. Xây dựng
chương trình, kế hoạch thực hiện cụ thể phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng
đơn vị, địa phương góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực
hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới.
3. Đổi mới nội
dung, hình thức tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự
góp phần xây dựng nông thôn mới
- Tập trung tuyên truyền đầy đủ, kịp
thời, chính xác chủ trương, chính sách, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và
Nhà nước trong xây dựng nông thôn mới đến các cấp chính quyền cơ sở và mọi tầng
lớp Nhân dân nhằm tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức
đến hành động trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới, để từ đó người dân tự nguyện, tự giác, tích cực tham
gia bảo vệ an ninh, trật tự góp phần xây dựng nông thôn mới.
- Đổi mới nội dung tuyên truyền ngắn
gọn, dễ hiểu, dễ vận dụng, phù hợp với từng đối tượng, từng vùng; hướng tới những nội dung sinh động, hấp dẫn, cập nhật kịp thời
được những gương người tốt, việc tốt, những mô hình hoạt động thường xuyên, hiệu
quả, điển hình tiên tiến tích cực tham gia công tác bảo đảm
an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn; kết quả triển khai thực hiện tiêu chí an
ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới cũng như kết quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở địa bàn nông thôn của
lực lượng Công an nhân dân.
- Đổi mới hình
thức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, internet và
các nền tảng xã hội, trong đó tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin chú trọng chuyển hướng từ thông tin một chiều, định
hướng từ trên xuống dưới sang thông tin hai chiều, tăng cường
đối thoại, tương tác với Nhân dân, lắng nghe thông tin từ thực tiễn từ cơ sở để
phản ánh chính thống, trung thực, định hướng dư luận xã hội
trong đấu tranh phòng, chống có hiệu quả các luận điệu xuyên tạc, kích động của
các thế lực thù địch về những thành quả trong xây dựng nông thôn mới.
- Lực lượng Công an phát huy vai trò
nòng cốt, tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan, ban ngành, tổ chức, đoàn
thể xã hội trong công tác tuyên truyền; lồng ghép nội dung tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo vệ an
ninh, trật tự góp phần xây dựng nông thôn mới gắn với thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị địa phương. Mỗi cán bộ,
chiến sĩ Công an phải trở thành những cán bộ tuyên truyền để vận động Nhân dân
tích cực tham gia bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn góp phần xây dựng
nông thôn mới.
4. Nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác bảo đảm an ninh chính trị ở địa bàn nông thôn
- Nâng cao hiệu quả thực hiện nội
dung tiêu chí xã không có khiếu kiện đông người kéo dài trái pháp luật như: Tập
trung làm tốt công tác dự báo, nắm tình hình địa bàn, kịp
thời phát hiện, ngăn chặn những dấu hiệu phức tạp, âm mưu,
hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề dân
tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, những vấn đề xã hội đang quan tâm để xuyên
tạc, kích động biểu tình, gây rối, chống phá cách mạng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết
dân tộc, hoạt động bình thường của các cơ quan Nhà nước. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở nhất là trong công tác
thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác tiếp công dân. Kiên
quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh những đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia,
chống phá Đảng, Nhà nước, chống người thi hành công vụ để
làm gương, răn đe. Lực lượng Công an chủ động tham mưu với cấp ủy,
chính quyền cơ sở chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị
vào cuộc tập trung giải quyết dứt điểm các mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện
theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
trên cơ sở vận động linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm, tính chất từng vụ
việc; làm tốt công tác vận động quần chúng, tranh thủ người có uy tín, thực hiện
tiếp xúc, đối thoại với người dân, không để phát sinh,
hình thành các “điểm nóng” gây bức xúc trong dư luận xã hội ngay từ cơ sở. Củng
cố lực lượng làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng nhiệm vụ trong công tác bảo đảm
an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác đảm bảo an ninh kinh tế ở địa bàn nông thôn, rà soát những bất cập trong việc thực hiện cơ chế, chính sách
liên quan nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu
quả các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng An
ninh kinh tế; nâng cao chất lượng công tác nắm tình hình, từ đó tham mưu cho Đảng,
Nhà nước, các bộ ngành và chính quyền địa phương giải quyết
có hiệu quả những vấn đề phức tạp liên quan nông nghiệp,
nông dân, nông thôn, không để hình thành “điểm nóng”,
phức tạp về an ninh, trật tự; thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đảm bảo
an ninh kinh tế, làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các hành vi
vi phạm pháp luật về kinh tế nhất là các hành vi tham nhũng, tiêu cực liên quan
thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế địa phương, các vấn đề nhạy
cảm liên quan đến đất đai, xây dựng cơ bản, quy hoạch và quản lý quy hoạch, môi
trường, khai thác tài nguyên khoáng sản, vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất và kinh doanh vật tư nông nghiệp.
5. Nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn
- Chủ động nắm
tình hình, diễn biến hoạt động tội phạm và tệ nạn xã hội ở địa bàn nông thôn
theo đúng phân công, phân cấp. Kịp thời phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát
sinh tội phạm, tệ nạn xã hội, những sơ hở thiếu sót trong công tác quản lý điều
hành, tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách để chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền có biện pháp kịp thời chấn chỉnh,
khắc phục; đồng thời tổ chức các biện pháp phòng ngừa xã hội ở địa bàn nông
thôn.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước
về an ninh, trật tự trên các lĩnh vực đảm bảo trật tự, an toàn giao thông;
phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; đăng ký, quản lý cư trú; quản lý
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, vũ khí, vật liệu
nổ, công cụ hỗ trợ và pháo; chủ động phòng ngừa và đấu tranh với các đối tượng
có hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn
nông thôn.
- Tăng cường
công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng, kịp thời phát hiện những đối tượng
có điều kiện, khả năng phạm tội hoặc đang có biểu hiện
nghi vấn hoạt động phạm tội để có biện pháp quản lý, răn đe không để đối tượng thực hiện hành vi phạm tội. Vận động Nhân dân chấp hành pháp
luật, tích cực tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, tham gia quản lý, giáo dục
người lầm lỗi tại địa bàn dân cư nông thôn.
- Tập trung mở các đợt cao điểm tấn
công, trấn áp, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm hình sự, kinh tế, ma
tuý, môi trường ở địa bàn nông thôn. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động điều
tra, xử lý tội phạm, chấp hành pháp luật, tuân thủ quy trình, quy định trong
công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố,
công tác bắt, giam, giữ, điều tra, xử lý tội phạm, không để xảy ra oan, sai trong hoạt động điều tra.
6. Nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở
địa bàn nông thôn
- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu
quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an về công tác xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, trọng tâm là Kết luận số 44-KL/TW
ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số
09-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc trong tình hình mới”. Quan tâm xây
dựng lực lượng chuyên trách và lực lượng nòng cốt xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; đầu tư trang bị, đào tạo
cho các lực lượng này đủ khả năng làm nòng cốt trong tham
mưu, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc ở địa bàn nông thôn, đặc biệt là địa bàn vùng dân tộc, vùng tôn
giáo, miền núi.
- Đổi mới nội
dung, hình thức, biện pháp công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn trong tình hình mới và phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, từng địa bàn, từng
lĩnh vực cụ thể. Chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao trình
độ về pháp luật, nghiệp vụ cho lực lượng chuyên trách làm công tác xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhất là số cán bộ, chiến sĩ trực tiếp
tham mưu, triển khai thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông
thôn mới.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về bảo đảm an ninh, trật
tự gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
trong xây dựng nông thôn mới theo hướng “tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự
hoà giải” ngay từ cơ sở; lựa chọn, xây dựng, bồi dưỡng những người có uy
tín, nhiệt tình, trách nhiệm, có sức khoẻ để làm hạt nhân,
nòng cốt cho công tác xây dựng mô hình, nhân điển hình tiên tiến. Nghiên cứu
hoàn thiện cơ sở pháp lý của công tác xây dựng mô hình, bổ sung nhiệm vụ, nội
dung hoạt động, kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của mô hình;
cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp; chính sách đối với người dân bị thương, hy
sinh, bị thiệt hại về tài sản trong khi tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm,
phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
- Định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết đánh
giá kết quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; kịp
thời động viên, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc, nhất là trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự góp phần xây dựng
nông thôn mới.
7. Tiếp tục đẩy mạnh
xây dựng lực lượng Công an xã chính quy đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình
hình mới
- Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm
túc Nghị định số 42/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ quy định việc xây dựng
Công an xã, thị trấn chính quy; chủ động nghiên cứu tham mưu, ban hành văn bản
tạo hành lang pháp lý vững chắc trong tổ chức và hoạt động của Công an xã chính
quy.
- Làm tốt công tác giáo dục chính trị
tư tưởng, tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của Công an xã chính quy, kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm minh các
trường hợp sai phạm.
- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao năng lực, trình độ pháp luật nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn cũng
như khả năng vận động Nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc cho lực lượng Công an xã chính quy để đạt các tiêu
chí, chỉ tiêu về an ninh trật tự theo Hướng dẫn số 06/HD-BCA-V05 ngày 29/3/2022
của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu về an ninh, trật tự đối
với xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới, huyện
nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 và mục tiêu của Chương trình.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của
Công an xã bán chuyên trách tiếp tục được sử dụng tham gia bảo đảm an ninh, trật
tự ở cơ sở, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc góp phần vào mục tiêu các xã đạt các tiêu
chí, chỉ tiêu về an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
8. Tăng cường củng
cố mối quan hệ phối hợp trong bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn
- Tăng cường các mối quan hệ phối hợp giữa Công an xã với Dân quân tự vệ, Kiểm lâm trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội ở cơ sở, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng; trong đó, chú trọng chỉ đạo tăng cường mối quan hệ phối hợp
giữa Công an xã chính quy và Dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an
ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng trên địa bàn xã.
- Tăng cường mối
quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, đảm bảo hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án nhanh
chóng, chính xác tuân thủ luật pháp, phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ đấu tranh phòng
chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật
tự ở địa bàn nông thôn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị
của địa phương trong xây dựng nông thôn mới.
- Phát huy vai trò nòng cốt của lực
lượng Công an cơ sở trong công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền lãnh đạo,
chỉ đạo, triển khai thực hiện nhằm huy động sức mạnh tổng
hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng,
chống tội phạm và tệ nạn xã hội; chủ động phối hợp với các cơ quan, ban ngành,
tổ chức, đoàn thể xã hội xây dựng phong trào toàn dân bảo
vệ an ninh Tổ quốc với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa
phương và gắn với thực hiện phong trào thi đua “Cả nước
chung sức xây dựng nông thôn mới”, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các
phong trào thi đua yêu nước khác.
- Chủ động tiến
hành rà soát, đánh giá kết quả phối hợp trong công tác bảo
đảm an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn giữa các lực lượng
có liên quan; kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các chương trình, quy chế
phối hợp phù hợp với thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý để công
tác phối hợp đạt hiệu quả.
V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN: Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bảo đảm từ
nguồn ngân sách Nhà nước thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2021-2025 và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định
của pháp luật.
VI. PHÂN CÔNG NHIỆM
VỤ
1. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam Thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội:
Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an thực hiện hiệu quả các Nghị quyết, Chương trình, kế hoạch liên tịch phòng,
chống tội phạm, tệ nạn xã hội; đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên tích cực tham gia
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và gương mẫu trong việc cam kết thực hiện thi đua xây dựng gia
đình, khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt
tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”; đồng thời tổ chức giám sát, phản biện xã hội trong quá trình thực hiện
Kế hoạch ở địa phương góp phần tích cực thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn Thành phố.
2. Công an Thành phố
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành
liên quan tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả
tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
- Phát huy vai
trò nòng cốt của lực lượng Công an trong công tác tham mưu với cấp ủy, chính
quyền lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện; hướng dẫn các địa phương tổ chức
tuyên truyền về công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới;
tổ chức xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến
trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc trong xây dựng nông thôn mới.
- Tổ chức tập huấn công tác bảo đảm
an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đề xuất kinh phí triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm
vụ của Kế hoạch trình UBND Thành phố xem xét, quyết định.
3. Sở Tài chính: Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, tham mưu UBND Thành phố xem xét, bố
trí kinh phí thường xuyên thực hiện Kế hoạch theo quy định.
4. Sở Nội vụ
- Phối hợp với Công an Thành phố tham
mưu cho UBND Thành phố các văn bản quy định hoặc triển khai chế độ, chính sách
đối với Công an xã bán chuyên trách tiếp tục được sử dụng tham gia bảo đảm an
ninh trật tự ở cơ sở và lực lượng dân phòng theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Công an Thành phố thẩm
định, đề xuất Chủ tịch UBND Thành phố khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lãnh đạo,
chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 926/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của
Thủ tướng Chính phủ.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Phối hợp với Công an Thành phố hướng
dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Kế
hoạch này.
- Phối hợp Công an Thành phố đề xuất
kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch trình UBND Thành phố trình UBND Thành phố
xem xét, quyết định.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Thẩm định kinh phí để triển khai thực hiện các nội
dung, nhiệm vụ của Kế hoạch theo kết quả tổng hợp và đề
nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
7. Bộ Tư lệnh Thủ đô: Chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự các huyện, thị xã và các đơn vị trực thuộc
phối hợp với các ban, ngành, cấp ủy chính quyền, địa phương, cơ quan Công an thực
hiện các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ.
8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chỉ đạo các đơn vị và các địa
phương nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng,
tại các cơ sở cai nghiện ma túy tập trung và hỗ trợ quản
lý người sau cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng, phòng chống tái nghiện; tổ
chức dạy nghề, giới thiệu việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù.
9. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Công an Thành phố và các Sở, ngành, đơn vị liên quan hướng
dẫn các cơ quan báo chí Thành phố, cơ quan báo chí Trung ương ký chương trình
phối hợp công tác với Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền
về nội dung và công tác triển khai Kế hoạch trên địa bàn Thành phố.
10. Các sở, ban, ngành có liên
quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với
các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả
thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực
quản lý.
11. UBND các quận, huyện, thị xã: Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch ở địa
phương. Tổ chức tuyên truyền về công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong xây dựng
nông thôn mới; xây dựng, nhân rộng điểm mô hình, điển hình
tiên tiến trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự gắn với phong trào toàn dân bảo
vệ an ninh Tổ quốc trong xây dựng nông thôn mới. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc
việc triển khai thực hiện và tổ chức tổng kết việc thực hiện
Kế hoạch.
VII. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Các sở,
ban, ngành, đoàn thể Thành phố, UBND các quận, huyện, thị
xã theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hiệu quả nội
dung Kế hoạch này. Định kỳ hằng năm (trước 05/11) báo cáo
kết quả triển khai thực hiện gửi về UBND Thành phố (qua Công an Thành phố -
Phòng Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc) để tổng hợp báo cáo.
2. Giao
Công an Thành phố chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ tổng hợp, báo cáo theo quy định./.
Nơi nhận:
- Bộ Công an;
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố;
- Các Ban Đảng, văn phòng Thành ủy;
- Các sở, ban, ngành,
đoàn thể TP;
- Quận ủy, Thị ủy, Huyện ủy,
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, các PCVP, NC, TH, KTN;
- Lưu: VT, NC.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn
|