Kế hoạch 292/KH-UBND năm 2016 chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em giai đoạn 2016-2020 tỉnh Hà Giang

Số hiệu 292/KH-UBND
Ngày ban hành 23/11/2016
Ngày có hiệu lực 23/11/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Trần Đức Quý
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 292/KH-UBND

Hà Giang, ngày 23 tháng 11 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ, TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TỈNH HÀ GIANG

Phần I

THỰC TRẠNG VÀ CÁC ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH

1. Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em

Trong thời gian qua, tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các ban, ngành, tổ chức đoàn thể thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) tập trung chủ yếu vào hai lĩnh vực quan trọng nhất đó là: Làm mẹ an toàn (LMAT) và chăm sóc sơ sinh (CSSS) nhằm nâng cao sức khỏe, giảm bệnh tật, tvong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh. Để thực hiện được mục tiêu trên nhiều giải pháp đã được đặt ra như:

- Kiện toàn, nâng cao năng lực thực hành, cũng như khắc phục những hạn chế đối với nhân viên cung cấp dịch vụ LMAT và CSSS, kết hợp và tăng cường chặt chẽ giữa việc đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên môn và cung cấp các thiết bị, thuốc thiết yếu, cũng như cải tạo một cách đồng bộ chất lượng dịch vụ LMAT, CSSS.

- Tăng cường giám sát hỗ trợ, nhất là giám sát hỗ trợ sau đào tạo nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành cho đội ngũ người cung cấp dịch vụ ở các tuyến; xây dựng mô hình can thiệp cung cấp dịch vụ chăm sóc sản khoa thiết yếu cơ bản và toàn diện...

- Tùy theo nhu cầu thực tế của từng huyện tăng cường tính tiếp cận văn hóa trong cung cấp dịch vụ thông qua các hoạt động như: Đào tạo và sử dụng cô đỡ thôn bản người địa phương trong cung cấp dịch vụ tại các thôn, bản cho người dân tộc thiểu số... Kết quả thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh giai đoạn 2011 - 2015 như sau:

1.1. Công tác làm mẹ an toàn

Với mục tiêu tăng cường tiếp cận các dịch vụ có chất lượng về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong và sau sinh, ưu tiên những vùng khó khăn/đặc biệt khó khăn nhằm thu hẹp sự chênh lệch giữa các xã vùng miền. Công tác LMAT đã từng bước đạt được các kết quả khả quan:

+ Giảm tỷ số tử vong mẹ năm 2010 từ 100/100.000 trẻ đẻ sống xuống còn 60/100.000 trẻ đẻ sống năm 2015.

+ Tỷ lệ phụ nữ đẻ được quản lý thai nghén năm 2010 là 70% đến năm 2015 đạt 90,57%.

+ Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 3 lần trong 3 thời kỳ thai nghén tăng từ 71,44% năm 2010 lên >80% năm 2015.

+ Tỷ lệ phụ nữ đẻ được nhân viên y tế đã qua đào tạo đỡ tăng từ 81,8% năm 2010 lên 88,25% năm 2015.

+ Tăng tỷ lệ phụ nữ đẻ do người đỡ đẻ có kỹ năng hỗ trợ từ 46,58% năm 2010 lên 54,96% năm 2015.

+ Tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau đẻ tăng từ 56,5% năm 2010 lên 88,68% năm 2015.

+ Tỷ số phá thai giảm từ 30/100 sơ sinh sống năm 2010 xuống còn 23/100 sơ sinh sống năm 2015.

1.2. Công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em

- Giảm tỷ suất tử vong sơ sinh từ 39,7‰ năm 2010 xuống còn dưới 34,8‰ năm 2015.

- Giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi từ 37,1‰ năm 2010 xuống còn 33,6‰ năm 2015.

- Giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2500g từ 21,3% năm 2010 xuống còn <12,63% năm 2015.

- Tăng tỷ lệ trẻ sơ sinh được bổ sung vitamin K1 ngay sau đẻ từ 51% năm 2010 lên 59,6% năm 2015.

- Tỷ lệ trẻ được bú mẹ trong giờ đầu sau đẻ đạt 84,77% năm 2015.

- Tăng tỷ lệ trẻ sơ sinh đẻ tại cơ sở y tế được tiêm phòng viêm gan B trong 24 giờ đầu sau đẻ từ 10,2% năm 2010 lên 42,2% năm 2015.

- Giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi từ 57,6‰ năm 2010 xuống còn 51,8‰ năm 2015 (theo số liệu báo cáo của Tổng cục thống kê).

- Tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em đã được cải thiện: Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi (chỉ số cân nặng/tuổi) đã giảm từ 24,2% năm 2010 xuống còn 22,8% vào năm 2015; Tỷ lệ SDD thấp còi năm 2011 là 36,1% đến năm 2015 đã giảm còn 35,2%; Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng trường diễn ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ (từ 15-49 tuổi) giảm nhiều theo các năm, tuy nhiên các chỉ số trên vẫn còn ở mức cao so với tỷ lệ chung của toàn quốc.

1.3. Công tác truyền thông thay đổi hành vi

[...]