Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 26/KH-UBND năm 2017 hành động chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2017-2020

Số hiệu 26/KH-UBND
Ngày ban hành 15/03/2017
Ngày có hiệu lực 15/03/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 26/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 15 tháng 3 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ, TRẺ SƠ SINH, TRẺ EM TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

Thực hiện Quyết định số 4177/QĐ-BYT ngày 03/8/2016 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc gia về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em giai đoạn 2016-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình xây dựng Kế hoạch hành động về Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Làm tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản có chất lượng, củng cố mạng lưới cấp cứu và điều trị sản khoa, nhi khoa; ưu tiên các can thiệp giảm tử vong mẹ (TVM) và tử vong trẻ em (TVTE) nhằm làm giảm sự khác biệt về tình trạng sức khỏe và tình trạng TVM, TVTE giữa các vùng miền, các nhóm đối tượng ưu tiên; đồng thời hướng tới nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ y tế làm công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở các cấp theo hướng chuyên sâu.

2. Yêu cầu

Các đơn vị y tế trong ngành cần tích cực chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động về Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020. Các hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch phải bám sát "Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em giai đoạn 2016-2020" ban hành kèm theo Quyết định số 4177/QĐ-BYT ngày 03/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em, giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh và tử vong trẻ em thông qua các giải pháp can thiệp và thực hiện các biện pháp dự phòng có hiệu quả, ưu tiên các vùng còn nhiều khó khăn nhằm tiếp tục giảm sự khác biệt giữa các vùng miền trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, chăm sóc sơ sinh, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ; góp phần thực hiện các mục tiêu của Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030; Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản tnh giai đoạn 2011-2020 và chỉ tiêu về sức khỏe bà mẹ trẻ em trong các Mục tiêu phát triển bền vng.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Tăng cường tiếp cận và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong và sau sinh, ưu tiên những vùng khó khăn nhằm thu hẹp sự chênh lệch về tình trạng sức khỏe và tử vong mẹ giữa các vùng.

- Giảm tỷ lệ tử vong mẹ xuống dưới 25/100.000 trẻ đẻ sống;

- Tăng tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 3 lần trong 3 thời kỳ lên 96%, trong đó tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 4 lần trong 3 thời kỳ đạt 90%;

- Tăng tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng đủ mũi vắc xin uốn ván lên 98,9%;

- Duy trì tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tể đỡ là 100%, trong đó tỷ lệ phụ nữ đẻ do người đỡ đẻ có kỹ năng hỗ trợ là 85%;

- Duy trì tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh là 100%, trong đó trong tuần đầu sau sinh là 100%;

- Tăng tỷ lệ phụ nữ trong nhóm tuổi từ 15-49 đang áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại lên 76%;

- Tăng tỷ lệ phụ nữ đẻ được xét nghiệm HIV lên 90,2%.

2.2. Tăng cường tiếp cận và nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ sơ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhỏ, ưu tiên những vùng khó khăn nhằm thu hẹp sự khác biệt về tình trạng sức khỏe và tử vong trẻ sơ sinh, trẻ em giữa các vùng miền.

- Giảm tỷ suất tử vong sơ sinh xuống dưới 2,5‰;

- Giảm tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tui xuống dưới 3,5‰;

- Giảm tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi xuống dưới 4,5‰;

- Tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đạt 50%;

- Tỷ lệ trẻ được bú mẹ trong giờ đầu sau đẻ đạt 82%;

- Giảm tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 22%;

- Giảm tỷ lệ SDD nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 12%;

[...]