Kế hoạch 286/KH-UBND năm 2021 về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ năm 2022 do tỉnh Lào Cai ban hành

Số hiệu 286/KH-UBND
Ngày ban hành 01/07/2021
Ngày có hiệu lực 01/07/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Giàng Thị Dung
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 286/KH-UBND

Lào Cai, ngày 01 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2022

Thực hiện Công văn số 718/BKHCN-KHTC ngày 31/3/2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch khoa học, công nghệ (KH&CN) và đổi mới sáng tạo và dự toán ngân sách năm 2022, UBND tỉnh Lào Cai ban hành kế hoạch khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và dự toán ngân sách KH&CN năm 2022 như sau:

A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2021

I. KẾT QUẢ CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, HỖ TRỢ SẢN XUẤT, KINH DOANH TRONG TỪNG LĨNH VỰC

1. Hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Thực hiện công tác quản lý nhà nước và quản lý các dịch vụ công về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trên địa bàn tỉnh có hiệu quả và theo đúng quy định. Năm 2020 đến nay, đã kiểm định được 40.378 phương tiện đo các loại; Tiếp nhận và giải quyết kịp thời đúng thời hạn 407 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý. Công tác thanh tra về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được chú trọng và thực hiện có hiệu quả nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng. Thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa, mã số mã vạch tại hơn 163 lượt cơ sở. Kết quả: 100% các cơ sở được kiểm tra chấp hành tốt các quy định pháp luật nhà nước về Tiêu chuẩn, quy chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch.

2. Hoạt động Sở hữu trí tuệ và sáng kiến

- Hoạt động Sở hữu trí tuệ:

Ban hành Quyết định cho phép sử dụng địa danh “Tả Phìn” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Thảo dược tắm Dao Đỏ Tả Phìn; 03 Quyết định cho phép sử dụng địa danh “Lào Cai”, “Bát Xát”, “Nghĩa Đô” và xác nhận bản đồ vùng sản xuất sản phẩm để đăng ký bảo hộ 06 nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm “Tam thất bắc Lào Cai”, “Rau trái vụ Lào Cai”, “Hà thủ ô đỏ Lào Cai”, “Gà H’Mông Lào Cao”, “miến đao sâm Bát Xát”, “vịt bầu Nghĩa Đô Bảo Yên”.

Đăng ký, quản lý cho phép sử dụng địa danh Mường Khương - Bát Xát để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gạo Séng Cù của tỉnh Lào Cai; Chỉ dẫn địa lý “Mường Khương - Bát Xát” bảo hộ cho sản phẩm gạo Séng Cù Lào Cai là chỉ dẫn địa lý thứ hai của tỉnh được cấp bằng trên tổng số 270 sản phẩm được cấp nhãn hiệu còn hiệu lực, đã nâng vị thế, giá trị của sản phẩm gạo Séng cù của tỉnh Lào Cai trên thị trường.

Các dự án đã hỗ trợ xây dựng bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm. Sản phẩm được cấp nhãn hiệu đã kích thích người dân và chính quyền địa phương mở rộng sản xuất, đầu tư quy hoạch, tạo đầu ra và nâng cao giá trị sản phẩm. Tính riêng tiền chênh lệch giá bán sản phẩm sau khi có nhãn hiệu mang lại giá trị kinh tế cho địa phương hàng tỷ đồng/ năm như sản phẩm Đương Quy, Xuyên Khung mang lại giá trị kinh tế cho huyện trên 4 tỷ đồng/ năm (435.000 kg x 10.000 đ/kg); sản phẩm Hoàng Sin Cô gần 3,5 tỷ đồng/năm (700.000 kg x 5.000 đ/kg), dứa Mường Khương giá tăng trung bình 500đ/kg x 18.875.000 kg = 9.437.500 đồng/năm. Các sản phẩm được bảo hộ tạo niềm tin cho người tiêu dùng; uy tín, chất lượng sản phẩm nâng lên và đã được các nhà máy, công ty lớn như công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao Ninh Bình và Công ty Cổ phần thực phẩm Á Châu - Ninh Bình thu mua đưa vào nhà máy chế biến thành nước ép dứa, thạch dứa. Củ Hoàng Sin Cô được Công ty TNHH Long Hải đứng ra liên kết, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với số lượng lớn để chế biến thành nước giải khát,…Hiện các nhãn hiệu sản phẩm được hỗ trợ bảo hộ tiếp tục phát huy hiệu quả, nâng cao giá bán và có đầu ra ổn định trên thị trường mang lại giá trị kinh tế thiết thực cho người dân.

- Hoạt động sáng kiến: Thực hiện tốt công tác chuẩn bị và tổ chức thành công 03 phiên họp Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh. Năm 2020 đến nay, có 111 sáng kiến cấp tỉnh của 186 tác giả trên các lĩnh vực được công nhận, làm căn cứ cho việc xét các danh hiệu thi đua, động viên khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong việc sáng tạo, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội.

3. Hoạt động ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình; đảm bảo an toàn bức xạ và hạt nhân

- Quản lý tốt và đảm bảo yêu cầu an toàn đối với các thiết bị, nguồn phóng xạ của 49/49 cơ sở bức xạ. Nhìn chung công tác an toàn bức xạ trên địa bàn tỉnh trong năm qua được đảm bảo; không để xảy ra các vụ việc phức tạp về mất an toàn bức xạ.

- Cấp 04 giấy phép tiến hành công việc bức xạ, 02 chứng chỉ nhân viên bức xạ, 02 Quyết định phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cho cơ sở y tế.

- Chỉ đạo, tổ chức 01 lớp đào tạo, tập huấn về an toàn bức xạ và tổ chức thành công 01 Hội thảo về An toàn bức xạ cho cán bộ, nhân viên của các cơ sở y tế của các đơn vị có sử dụng thiết bị X-quang và cơ sở bức xạ trên địa bàn tỉnh.

4. Phát triển doanh nghiệp KH&CN, thị trường KH&CN

Quản lý và theo dõi việc cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy đăng ký hoạt động KHCN của 11 tổ chức và 6 doanh nghiệp KHCN trên địa bàn tỉnh.

Năm 2020 công tác quản lý công nghệ luôn được chú trọng tăng cường, công tác thẩm định công nghệ các dự án đầu tư được quản lý chặt chẽ, giúp cho cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát được các vấn đề liên quan đến công nghệ và chuyển giao công nghệ, đảm bảo ngăn chặn nạn ô nhiễm môi trường, giúp cảnh báo cho doanh nghiệp những rủi ro liên quan đến dự án đầu tư để từ đó giúp doanh nghiệp có hướng đầu tư mới mang lại hiệu quả tốt hơn. Tham gia ý kiến vào hồ sơ về công nghệ và thiết bị cho 20 dự án, 08 hồ sơ thăm dò khoáng sản, 04 dự án báo cáo đánh giá tác động môi trường.

5. Hoạt động thông tin và thống kê KH&CN

- Cấp 07 Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN: Xây dựng khung đánh giá chất lượng hoạt động của Đại biểu dân cử không chuyên trách tỉnh Lào Cai và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển sản xuất nấm hương và nấm dược liệu (nấm linh chi, nấm Đầu khỉ) theo hướng sản xuất hàng hóa tại Lào Cai; Nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Xây dựng nhãn hiệu tập thể “Chè Bảo Yên” cho sản phẩm Chè của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai; dự án Hoàng Sin Cô của Trung tâm Ứng dụng TB KH&CN tỉnh Lào Cai; dự án Ngựa Bắc Hà của Công ty Cổ phần Sở hữu công nghiệp Investip; dự án Dược liệu Bắc Hà của Công ty Cổ phần Sở hữu công nghiệp Investip.

- Hoàn thiện và cập nhật đầy đủ thông tin trên cổng thông tin điện tử của Sở KH&CN về các văn bản hướng dẫn hoạt động khoa học công nghệ, tổ chức các buổi Hội nghị, Hội thảo, lớp tập huấn... và các tin tức liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh;

- Phối hợp với Cục thông tin KHCN Quốc gia tổ chức nhiều cuộc điều tra hội nhập quốc tế về KH&CN năm 2020, nhận thức công chúng về khoa học, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và Điều tra Tiềm lực KH&CN của các tổ chức KH&CN.

6. Cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử trong lĩnh vực KH&CN

6.1. Công tác cải cách hành chính

Làm tốt việc cập nhật, rà soát, tiếp nhận, giải quyết TTHC trên cổng dịch vụ hành chính công. Tiếp nhận, giải quyết có hiệu quả, kịp thời, đúng thời hạn các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Thực hiện cắt giảm 30% thời gian giải quyết theo đúng quy định.

6.2. Kết quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 đối với cơ quan hành chính nhà nước theo Quyết định số 19/2014/QĐ-Ttg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ