Công văn 718/BKHCN-KHTC năm 2021 hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ năm 2022 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Số hiệu 718/BKHCN-KHTC
Ngày ban hành 31/03/2021
Ngày có hiệu lực 31/03/2021
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Khoa học và Công nghệ
Người ký Lê Xuân Định
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 718/BKHCN-KHTC
V/v Hướng dẫn xây dựng kế hoạch khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và dự toán ngân sách KH&CN năm 2022.

Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2021

 

Kính gửi:

- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, ngày 15 tháng 7 năm 2020 Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Công văn số 2062/BKHCN-KHTC hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là các bộ, cơ quan trung ương và địa phương) xây dựng khung kế hoạch khoa học và công nghệ (KH&CN) 5 năm 2021 - 2025.

Hiện nay, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã và đang triển khai kế hoạch KH&CN năm 2021. Dự kiến vào khoảng tháng 5 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022. Trước bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường do tác động của dịch bệnh, nhằm chủ động và bảo đảm tiến độ xây dựng kế hoạch khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH, CN & ĐMST) và dự toán ngân sách nhà nước về KH&CN năm 2022 theo quy định, Bộ KH&CN hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương như sau:

A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KH&CN NĂM 2021

Trên cơ sở thực hiện kế hoạch KH, CN & ĐMST năm 2020; tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán 06 tháng đầu năm và ước thực hiện 06 tháng cuối năm 2021, Bộ KH&CN đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch KH, CN & ĐMST và dự toán ngân sách KH&CN năm 2021 với các yêu cầu cụ thể sau đây:

a) Kết quả nổi bật của các hoạt động quản lý nhà nước, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh trong từng lĩnh vực: Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng; Sở hữu trí tuệ, Đánh giá - Thẩm định và Giám định công nghệ; Ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, đảm bảo an toàn bức xạ và hạt nhân; Ứng dụng và đổi mới công nghệ; Phát triển doanh nghiệp KH&CN, thị trường KH&CN và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; Thông tin và thống kê KH&CN; Hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN v.v...

b) Tình hình thực hiện các cơ chế và chính sách quản lý KH, CN & ĐMST, trong đó đặc biệt chú ý tình hình thực hiện: Nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập; Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN; Thông tư số 90/2017/TT-BTC ngày 30/8/2017 của Bộ Tài chính Quy định việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của tổ chức KH&CN công lập; Thông tư liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước và Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước; Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước, v.v...

c) Kết quả nổi bật của hoạt động KH, CN & ĐMST thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Nhận xét đánh giá về: tác động của các kết quả nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ vào đời sống, nâng cao trình độ và năng lực công nghệ sản xuất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của ngành hoặc địa phương, hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thể hiện bằng giá trị khoa học (số lượng công trình nghiên cứu đã công bố quốc tế và trong nước; số lượng các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp khác được cấp văn bằng bảo hộ) và giá trị thực tế (doanh thu, lợi nhuận, bảo vệ môi trường, số lượng người được tập huấn, đào tạo do hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, khai thác tài sản trí tuệ mang lại).

d) Đối với các bộ, cơ quan trung ương có các phòng thí nghiệm trọng điểm, cần đánh giá tình hình thực hiện các nội dung và kinh phí hỗ trợ chi thường xuyên cho hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm để khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hoặc có thể tự chủ về tài chính trong giai đoạn 2021-2025.

đ) Những khó khăn, tồn tại, vướng mắc cần khắc phục.

e) Các kiến nghị về việc tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động KH, CN & ĐMST của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong quá trình thực hiện, xây dựng cơ chế chính sách bảo đảm hiệu quả của hoạt động KH, CN & ĐMST trong những năm tiếp theo.

2. Các Văn phòng Chương trình, Ban Chủ nhiệm Chương trình KH&CN quốc gia/Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước phối hợp với các đơn vị quản lý nhiệm vụ căn cứ mục tiêu, nội dung, sản phẩm của từng Chương trình cần đánh giá, báo cáo tình hình triển khai thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2021, những thuận lợi, khó khăn và kiến nghị hướng giải quyết để Bộ KH&CN kịp thời điều chỉnh các quy định về tổ chức quản lý Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 cho phù hợp.

3. Chú ý đánh giá một số nội dung hoạt động KH&CN khác như:

- Đánh giá kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của các chương trình và nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, chương trình và nhiệm vụ KH&CN trọng điểm cấp bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở và nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, các chương trình phối hợp với Bộ KH&CN (nếu có). Đánh giá tập trung vào đóng góp của KH, CN & ĐMST đối với sự phát triển của ngành, lĩnh vực, địa phương; tình hình thực hiện các nhiệm vụ nhằm thúc đẩy hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị (theo ba trục sản phẩm: Sản phẩm quốc gia, Sản phẩm chủ lực địa phương, Sản phẩm OCOP) để nâng cao chất lượng và giá trị, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh; những tồn tại, bất cập và đề xuất khắc phục.

- Tình hình và kết quả thực hiện việc xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn - quy chuẩn kỹ thuật và tác động của việc thực hiện các tiêu chuẩn - quy chuẩn kỹ thuật, các quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa đến sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu v.v...

- Tình hình xây dựng và thực thi chính sách hỗ trợ chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam. Đề xuất định hướng ưu tiên chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và khả năng làm chủ, sáng tạo công nghệ trong nước.

- Tình hình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên khác theo hướng dẫn của Bộ KH&CN tại Công văn số 3802/BKHCN-KHTC ngày 16 tháng 12 năm 2020 về việc Hướng dẫn nội dung kế hoạch và dự toán chi sự nghiệp KH&CN từ ngân sách trung ương năm 2021 cho các bộ, cơ quan trung ương và Công văn số 3803/BKHCN-KHTC ngày 16 tháng 12 năm 2020 về việc Hướng dẫn nội dung kế hoạch và dự toán ngân sách sự nghiệp KH&CN năm 2021 cho các tỉnh, thành phố.

- Tình hình và kết quả thực hiện các dự án đầu tư: xây dựng các phòng thí nghiệm, trung tâm hoặc trạm, trại nghiên cứu đối với các bộ, cơ quan trung ương và Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN, Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng v.v.. .thuộc các Sở KH&CN tỉnh, thành phố.

4. Đối với các bộ, cơ quan trung ương được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì các Chương trình Sản phẩm quốc gia về KH&CN (Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công thương) các Chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia, Đề án hoặc các Chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia được Bộ KH&CN phê duyệt giao bộ, cơ quan trung ương tổ chức triển khai thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020, cần khẩn trương tổ chức đánh giá tổng kết kết quả thực hiện và hiệu quả mang lại của Chương trình theo các nội dung được phê duyệt làm cơ sở để Bộ KH&CN tổ chức thực hiện các chương trình theo định hướng tái cơ cấu các Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

5. Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, nhiệm vụ tăng cường năng lực hỗ trợ nghiên cứu và nâng cấp trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm, chống xuống cấp các tổ chức KH&CN, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN, Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng v.v... có sử dụng kinh phí sự nghiệp KH&CN hoặc kinh phí đầu tư phát triển cho KH&CN, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cần báo cáo chi tiết tình hình phân bổ dự toán (chú ý nêu rõ kinh phí phân bổ đầu tư trực tiếp cho KH&CN so với tổng kinh phí được Trung ương cân đối), tình hình giải ngân, hiệu quả đầu tư v.v... để có căn cứ khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục thực hiện hoặc có chủ trương đầu tư cho các nhiệm vụ mới giai đoạn 2021 - 2025.

6. Báo cáo tình hình phân bổ và đánh giá kết quả thực hiện dự toán ngân sách cho hoạt động KH&CN năm 2021 giao cho từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2021, ước thực hiện đến hết tháng 12 năm 2021. Trên cơ sở báo cáo của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương về tình hình phân bổ và đánh giá kết quả thực hiện dự toán ngân sách cho hoạt động KH&CN năm 2021, theo chức năng, nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN, Bộ KH&CN sẽ thực hiện giám sát việc sử dụng ngân sách năm 2021 cho hoạt động KH&CN tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để có căn cứ trong việc xem xét cân đối phân bổ dự toán ngân sách năm 2022.

B. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP KH&CN NĂM 2022

Kế hoạch và dự toán ngân sách cho KH&CN năm 2022 cần xây dựng theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật KH&CN, Luật Đầu tư công; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 và các văn bản hướng dẫn Luật, quy trình, thời gian, thuyết minh cơ sở pháp lý, căn cứ tính toán, giải trình; đảm bảo phù hợp với tiến độ thực hiện đến hết 31 tháng 12 năm 2022.

Việc xây dựng kế hoạch KH&CN năm 2022 cần gắn với việc tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung về KH, CN & ĐMST trong các Luật, Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Chương trình hành động của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; các nhiệm vụ khác được Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao, phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 - 2025 và định hướng Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030 theo đó phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, cải thiện môi trường kinh doanh và sức cạnh tranh; cơ cấu lại nền kinh tế; quản lý nợ công; phát triển kinh tế tư nhân; phát triển tiềm lực KH&CN.

Nội dung kế hoạch và dự toán ngân sách KH&CN năm 2022 cần thuyết minh cụ thể, số liệu chi tiết tổng hợp chung vào các biểu mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo công văn này, đáp ứng các yêu cầu sau:

I. Nhiệm vụ KH&CN các cấp

1. Đối với nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia

Việc tổ chức xây dựng các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia thực hiện trong kế hoạch năm 2022 được tiến hành theo quy trình sau đây:

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ