Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 2841/KH-UBND năm 2015 thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử do tỉnh Hà Nam ban hành

Số hiệu 2841/KH-UBND
Ngày ban hành 31/12/2015
Ngày có hiệu lực 31/12/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Phạm Sỹ Lợi
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2841/KH-UBND

Hà Nam, ngày 31 tháng 12 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36A/NQ-CP NGÀY 14/10/2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

Thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP (sau đây viết tắt là Nghị quyết 36a) ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử; Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam xây dựng Kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh, với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍNH, YÊU CẦU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu cơ quan trong việc ứng dụng và phát triển CNTT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc phục vụ doanh nghiệp và người dân được tốt hơn. Cung cấp, phổ biến thông tin giúp doanh nghiệp, người dân tiếp cận các chủ trương chính sách và các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao trên môi trường mạng, tham gia xây dựng chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh.

- Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết 36a của Chính phủ về xây dựng Chính phủ điện tử và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các cấp trong việc triển khai ứng dụng và phát triển CNTT trong các cơ quan nhà nước, xây dựng nền hành chính minh bạch, hiệu quả; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh của tỉnh.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong tỉnh triển khai đồng bộ, liên thông các hệ thống thông tin của tỉnh với Trung ương và với các tỉnh, thành phố.

2. Yêu cầu

- Quán triệt, tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết 36a đến các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân đnâng cao nhận thức, tạo sự đng thuận trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu của các cơ quan trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung của Nghị quyết 36a và Kế hoạch của UBND tỉnh về xây dựng chính quyn điện tử trên địa bàn tỉnh.

- Căn cứ nội dung Nghị quyết 36a, Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch của UBND tỉnh. Theo chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị triển khai xây dựng ngay Kế hoạch của đơn vị mình với sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, hiệu quả trong việc xây dựng cơ quan điện tử; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết và các văn bản chỉ đạo có liên quan.

- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng CNTT phải phù hợp Kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh, đảm bảo kết nối và chia sẻ liên thông với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, các bộ ngành Trung ương và các địa phương. Việc ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành, cung cấp dịch vụ công của các cơ quan phải gắn kết chặt chẽ với chương trình cải cách hành chính.

3. Các chỉ tiêu chủ yếu

- Từ năm 2016 - 2020: Xây dựng Trung tâm tích hợp Chính phủ điện tử và kết nối liên thông giữa các cơ quan nhà nước tỉnh Hà Nam để triển khai các dịch vụ Chính phủ điện tử, thương mại điện tử tạo điều kiện cho người dân truy cập mạng thông tin của tỉnh thông qua các điểm truy cập công cộng và Internet.

- Đến 01/01/2016 đảm bảo kết nối liên thông phần mềm Quản lý văn bản và điều hành đến 100% các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố. Tất cả văn bản (trừ văn bản Mật) được cập nhật vào phần mềm; thực hiện gửi, nhận văn bản từ Văn phòng Chính phủ tới UBND tỉnh và các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố dưới dạng điện tử.

- Đến 01/01/2017 đảm bảo kết nối liên thông phần mềm Quản lý văn bản và điều hành, gửi nhận văn bản hai chiều từ các cơ quan Trung ương đến UBND tỉnh và tất cả các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn.

- Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4:

+ Năm 2016: 100% các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai hệ thống Một cửa điện tử, cung cấp từ 50% - 70% dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và có một số dịch vụ công trực tuyến được cung cấp ở mức độ 4 để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

+ Năm 2017: 80% dịch vụ công trực tuyến được các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn cung cấp ở mức độ 3 và tiếp tục lựa chọn triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

+ Từ năm 2018-2020: 95% dịch vụ công trực tuyến được cung cấp ở mức độ 3, 4

II. NHIỆM VỤ

1. Xây dựng hệ thống điện tử thông suốt, kết nối và liên thông văn bản điện tử, dữ liệu điện tử từ UBND tỉnh đến các cơ quan và chính quyền cấp cơ sở nhm tạo lập môi trường điện tử đngười dân giám sát, góp ý kiến cho hot động của chính quyền điện tử các cấp.

2. Triển khai hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 phục vụ người dân và doanh nghiệp tại tất cả các cơ quan cung cấp dịch vụ công thông qua hình thức thuê dịch vụ CNTT. Xây dựng Trung tâm tích hợp Chính phủ điện tử và kết ni liên thông giữa các cơ quan trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

3. Ứng dụng CNTT phải gắn với cải cách hành chính và các nhiệm vụ, giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh; ứng dụng CNTT kết hợp với Hệ thống quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử).

4. Nâng cao trách nhiệm và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan về ứng dụng CNTT để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác.

5. Tăng cường nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng viễn thông, bảo đảm chất lượng đường truyền. Đẩy mạnh triển khai đưa hạ tầng di động và Internet về vùng sâu, vùng xa.Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Đẩy mạnh đổi mới, tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với những lĩnh vực bức thiết, liên quan đến người dân và doanh nghiệp.

[...]