Kế hoạch 282/KH-UBND năm 2014 về Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Hà Tĩnh

Số hiệu 282/KH-UBND
Ngày ban hành 11/07/2014
Ngày có hiệu lực 11/07/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Nguyễn Thiện
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 282/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 11 tháng 07 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

Thực hiện Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, UBND tỉnh Hà Tĩnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (sau đây gọi là Kế hoạch), với các nội dung chính như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Cụ thể hóa những nội dung cơ bản của Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

- Xác định mục tiêu, các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu giai đoạn 2014-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và nhu cầu thực tế đặt ra nhằm từng bước phát triển ngành Dược của tỉnh.

- Xác định rõ trách nhiệm đầu mối, phối hợp của các cấp, các ngành trong từng hoạt động cụ thể để hiện thực các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển ngành Dược Hà Tĩnh, cung ứng đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật, đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân theo từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Chú trọng cung ứng thuốc cho đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, người nghèo, vùng sâu, vùng xa.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

a) 100% thuốc được cung ứng kịp thời, đảm bảo chất lượng cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh.

b) Phấn đấu thuốc sản xuất trong tỉnh tăng trưởng hàng năm 20%, đến năm 2020 đạt 800 tỷ đồng/năm, trong đó thuốc sản xuất từ dược liệu chiếm tỷ lệ trên 30%. Đầu tư xây dựng nhà máy chiết xuất, chế biến dược liệu thành nguyên liệu cho sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.

c) Xây dựng quy hoạch tổng thể vùng trồng dược liệu của tỉnh Hà Tĩnh diện tích từ 200ha đến 250ha với 15 -18 loài cây có giá trị về điều trị và kinh tế cao tại địa bàn các huyện: Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê, Kỳ Anh và một số địa phương khác (Phụ lục 2).

d) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các loại vật nuôi chủ lực như: Hươu sao, Ong…; liên kết giữa người chăn nuôi và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm từ nhung Hươu, Ong...

đ) Tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước/tổng số tiền sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế phấn đấu đến năm 2020 đạt các chỉ số như sau:

- Bệnh viện tuyến tỉnh đạt 60% (năm 2013 đạt 43%, dự kiến tăng bình quân 4%/năm);

- Bệnh viện tuyến huyện đạt > 75% (năm 2013 đạt 61%; dự kiến tăng trung bình trên 3%/năm).

đ) 100% cơ sở bán buôn thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt phân phối thuốc” (GDP), 100% nhà thuốc, quầy thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” (GPP), Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc” (GLP).

e) 50% bệnh viện tuyến tỉnh có bộ phận dược lâm sàng, 50% bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tư nhân có hoạt động dược lâm sàng.

f) Đạt tỷ lệ 1 dược sĩ /1 vạn dân, trong đó dược sĩ lâm sàng chiếm >15% (chỉ tính các đơn vị công lập).

g) 100% trạm Y tế có cán bộ dược (dược sỹ trung cấp trở lên).

h) 100% bệnh viện có kho thuốc đủ điều kiện bảo quản theo tiêu chuẩn “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP), có phần mềm quản lý dược đến tận các khoa lâm sàng.

i) Xây dựng cơ sở ứng dụng các bài thuốc, phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông tại Khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông (huyện Hương Sơn).

3. Định hướng đến năm 2030: Mở rộng quy mô nhà máy sản xuất thuốc tân dược, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. Phấn đấu thuốc sản xuất trong tỉnh đến năm 2030 đạt 1.600 tỷ đồng/năm, trong đó thuốc sản xuất từ dược liệu chiếm tỷ lệ trên 30%. Mở rộng diện tích vùng nuôi trồng dược liệu, đưa Hà Tĩnh thành tỉnh có thế mạnh về cung cấp các dược liệu quý và xuất khẩu. Hệ thống kiểm nghiệm, phân phối thuốc, công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc phấn đấu nằm trong tốp các tỉnh dẫn đầu trong cả nước.

III. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Củng cố và phát triển mạng lưới cung ứng, sản xuất thuốc

- Củng cố mạng lưới cung ứng thuốc từ tỉnh đến các xã, phường, thị trấn. Phấn đấu đến năm 2020 bình quân 2.000 người dân có 1 điểm bán lẻ thuốc, đối với các xã vùng sâu, vùng xa mỗi xã có tối thiểu 04 điểm bán lẻ thuốc. Có chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển hệ thống cung ứng thuốc cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, đảm bảo cho mọi người dân được hưởng các dịch vụ cung ứng thuốc, nhất là các thuốc thiết yếu, thông thường.

[...]