Kế hoạch 65/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Số hiệu 65/KH-UBND
Ngày ban hành 24/04/2017
Ngày có hiệu lực 24/04/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Phạm Đăng Quyền
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 24 tháng 4 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TẠI TỈNH THANH HÓA

Thực hiện Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” và Quyết định số 2614/QĐ-BYT ngày 16 tháng 7 năm 2014 của Bộ Y tế về việc ban hành “Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ”;

UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh với các nội dung như sau:

Phần I

THỰC TRẠNG NGÀNH DƯỢC TỈNH THANH HÓA

1. Cơ sở bán buôn:

Toàn tỉnh có 90 cơ sở đăng ký bán buôn, có 86 cơ sở đạt tiêu chuẩn GDP (đạt 93,3%), 04 cơ sở chưa đạt tiêu chuẩn GDP. Các kho thuốc thuộc cơ sở bán buôn đều đạt tiêu chuẩn bảo quản thuốc theo quy định của Bộ Y tế, đảm bảo chất lượng thuốc như đã đăng ký đến với người sử dụng. Tuy nhiên, việc thực hiện quy định về vận chuyển thuốc bằng phương tiện chuyên dụng chưa được các cơ sở bán buôn thực hiện thường xuyên nên có ảnh hưởng một phần đến chất lượng thuốc khi lưu thông trên địa bàn.

2. Cơ sở bán lẻ:

Toàn tỉnh có 3.029 cơ sở bán lẻ thuốc, trong đó 2.141 cơ sở bán lẻ đạt tiêu chuẩn GPP (chiếm 70,68%). Các cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP đã góp phần quan trọng trong việc cung ứng thuốc đảm bảo chất lượng, người bán thuốc tư vấn cho bệnh nhân về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả điều trị. Một số cơ sở bán lẻ thuốc chưa thực hiện nghiêm quy định về bán thuốc theo đơn. Mặt khác việc thực hiện các quy trình thao tác chuẩn (SOP) của các cơ sở bán lẻ đạt tiêu chuẩn GPP chưa được chủ cơ sở tự giác, nghiêm túc duy trì thực hiện thường xuyên.

3. Tình hình sản xuất thuốc:

Trên địa bàn có 03 cơ sở sản xuất thuốc (gồm Công ty cổ phần Dược-VTYT Thanh Hóa, Cơ sở sản xuất thuốc YHCT Bà Giằng, Cơ sở sản xuất thuốc thể thao), trong đó có 01 cơ sở sở sản xuất tân dược đạt tiêu chuẩn GMP (Công ty cổ phần dược-VTYT Thanh Hóa). Riêng 02 cơ sở sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền còn phải đầu tư nhiều (đặc biệt là nhà xưởng, trang thiết bị, kho bảo quản dược liệu và kho thành phẩm...) mới có thể đạt tiêu chuẩn GMP.

4. Về hoạt động kiểm nghiệm thuốc:

Trên địa bàn tỉnh có 01 cơ sở được giao chức năng kiểm nghiệm thuốc là Trung tâm Kiểm nghiệm Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn GLP và ISO 17025 và 01 phòng Kiểm tra chất lượng thuốc thuộc Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn GLP. Các cơ sở này đã hoạt động khá hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc quản lý chất lượng thuốc.

5. Về hoạt động dược lâm sàng:

37/37 bệnh viện công lập trên địa bàn có bộ phận Dược lâm sàng - Thông tin thuốc. Một số bệnh viện ngoài công lập cũng đã triển khai hoạt động này. Bộ phận Dược lâm sàng - Thông tin thuốc hoạt động thường xuyên nhưng hiệu quả chưa cao trong việc cung cấp thông tin về thuốc, tư vấn cho thầy thuốc trong chỉ định thuốc an toàn. Việc theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR) thì đã được chú trọng và được thực hiện khá tốt tại các bệnh viện; Tuy nhiên do nguồn nhân lực dược sỹ hạn chế, đặc biệt là dược sỹ lâm sàng hoặc thầy thuốc có chứng chỉ hoạt động dược lâm sàng nên còn nhiều bệnh viện mới chỉ triển khai theo bề nổi, chưa có bề sâu trong hoạt động dược lâm sàng.

6. Về nhân lực dược: Tham khảo tại Phụ lục 1.

Trong 3.317 cán bộ thì số lượng Dược sĩ có trình độ đại học và sau đại học còn rất thấp (360 dược sỹ đại học, chiếm 10,9%), số lượng Dược sĩ trung học rất cao (chiếm 74,5%) và vẫn còn nhiều dược tá và công nhân trong các cơ sở sản xuất thuốc (chiếm 14,6%). Tỷ lệ Dược sĩ đại học/vạn dân còn thấp mới đạt 1,04%.

7. Về thực hiện lộ trình kho đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt bảo quản thuốc GSP:

Số lượng cơ sở tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn GSP trên địa bàn đến trước năm 2017 là 86 (kể cả kho thuốc thuộc các cơ sở bán buôn đạt tiêu chuẩn GDP); Việc triển khai kho bảo quản thuốc tại các bệnh viện đạt tiêu chuẩn GSP gặp nhiều khó khăn do nguồn kinh phí hạn hẹp và người đứng đầu cơ sở chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này. Mặt khác, Bộ Y tế chưa ban hành các tiêu chuẩn tham chiếu cụ thể để đánh giá kho thuốc bệnh viện đạt tiêu chuẩn GSP.

Phần II

MỤC TIÊU, YÊU CẦU

I. Mục tiêu đến năm 2020:

1. 100% thuốc được cung ứng kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh.

2. Phấn đấu sản xuất được 20% tổng giá trị nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuc cổ truyền, thuốc dược liệu trong tỉnh. Thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó tổng giá trị thuốc sản xuất dược liệu, thuốc cổ truyền chiếm 30%.

3. Quy hoạch vùng nuôi trồng và phát triển dược liệu, phát huy thế mạnh của nguồn dược liệu tại Thanh Hóa; kêu gọi đầu tư nhà máy chế biến, chiết xuất hoạt chất từ dược liệu nuôi trồng.

4. Phấn đấu có 3,5% số mặt hàng thuốc generic sản xuất trong tỉnh được đánh giá tương đương sinh học (khoảng 10-15 mặt hàng thuốc).

5. 100% cơ sở kinh doanh thuốc thuộc hệ thống phân phối thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt, 100% cơ sở kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs).

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ