Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 2815/KH-SNN năm 2015 tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015-2020

Số hiệu 2815/KH-SNN
Ngày ban hành 17/12/2015
Ngày có hiệu lực 17/12/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Thị Hoàng Yến
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
TUYÊN QUANG
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2815/KH-SNN

Tuyên Quang, ngày 17 tháng 12 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TÁI CƠ CẤU LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT TỈNH TUYÊN QUANG THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, GIAI ĐOẠN 2015-2020

I- THỰC TRẠNG SẢN XUẤT

Những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của các Bộ, ngành trung ương, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt từ các sở, ngành ở địa phương và các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở và sự nỗ lực, cố gắng của nông dân trong toàn tỉnh, sản xuất trồng trọt đã có bước tiến đáng kể.

1. Về phát triển sản xuất

Sản xuất lương thực được duy trì ổn định, an ninh lương thực đã được đảm bảo, năm 2014 sản lượng lương thực đạt 33,9 vạn tấn, gồm 26,4 vạn tấn thóc và 7,5 vạn tấn ngô. Trong đó, thóc chất lượng cao, đặc sản đạt 2,6 vạn tấn, chiếm khoảng 10% tổng sản lượng thóc toàn tỉnh;

Năm 2014, diện tích chè toàn tỉnh 8.758 ha, trong đó chè cho sản phẩm 8.148 ha, sản lượng búp tươi trên 62 nghìn tấn; diện tích mía nguyên liệu 10.721ha, sản lượng đạt trên 642 nghìn tấn; diện tích cây ăn quả chủ yếu trên 7.000 ha (trong đó: Cam 4.560 ha; quýt 144 ha; bưởi 622 ha; nhãn 1.236 ha; vải 732 ha), đã phát triển được một số vùng sản xuất cây ăn quả đặc sản, như: vùng cam sành Hàm Yên với sản lượng trên 27 nghìn tấn quả, vùng bưởi Soi Hà, vùng hồng không hạt,... được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng (năm 2013, sản phẩm Cam sành Hàm Yên đã được vinh danh là một trong 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam năm 2013); xây dựng thành công một số mô hình sản xuất theo quy trình Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), sản phẩm đã được người tiêu dùng tiếp nhận và đánh giá cao, giá trị tăng 12 - 15 % (Chè tại thôn Làng Bát xã Tân Thành huyện Hàm Yên; chè thôn Trung Long xã Trung Yên huyện Sơn Dương; Cam tại xã Tân Thành; Rau phường Tân Hà thành ph Tuyên Quang;...)

Hệ số sử dụng đất lúa đạt 2,4 lần; giá trị sản xuất ngành trồng trọt bình quân đạt trên 60 triệu đồng/ha (theo giá thực tế), góp phần đưa giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 2006-2014 tăng bình quân 3,6%/năm.

2. Về quy hoạch và các chính sách hỗ trợ sản xuất

Để định hướng, đề ra các chương trình, lộ trình đầu tư phát triển lĩnh vực trồng trọt cho từng giai đoạn, các cây trồng chủ yếu, lĩnh vực đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch: Quy hoạch sử dụng đất lúa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất lúa đến năm 2015 tỉnh Tuyên Quang; Quy hoạch phát triển Trồng trọt tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía đường; Quy hoạch xây dựng và phát triển thủy lợi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020 (đã được điều chỉnh, b sung năm 2012)

Cùng với việc triển khai có hiệu quả các chính sách của trung ương, tỉnh đã dành nguồn lực tài chính hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn: Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng; hỗ trợ phát triển hàng hóa một số cây trồng; hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại; hỗ trợ giống cây trồng. Các chính sách đã tác động tích cực đến kết quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất, nâng cao giá trị sản xuất, phát triển sản xuất hàng hóa, góp phần phát triển và ổn định kinh tế xã hội của tỉnh.

3. Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất

- Hạ tầng thủy lợi: Đến nay, toàn tỉnh có trên 2.700 công trình thủy lợi diện tích tưới từ 1 ha trở lên; trên 3.400 km kênh (2.100km kênh xây và 1.300km kênh đất). Các công trình thủy lợi chủ yếu tưới cho lúa, chưa có nhiều công trình phục vụ tưới cây trồng cạn, cây công nghiệp... Năm 2015, các công trình thủy lợi đảm bảo tưới chắc bình quân cả năm đạt 82,64% diện tích gieo cấy lúa theo kế hoạch.

- Hạ tầng giao thông nông thôn: thực hiện bê tông hóa được 2.700 km đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, đưa tỷ lệ đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh được bê tông hóa đạt trên 70%, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn và thuận lợi cho đi lại và lưu thông hàng hóa.

- Hạ tầng sản xuất giống, vật tư phục vụ sản xuất được chú trọng đầu tư: Trại ging Đồng Thắm và các cơ sở sản xuất của Công ty CP Giống vật tư NLN tỉnh được đầu tư cải tạo, đảm bảo hàng năm sản xuất và cung ứng ổn định 20 tấn lúa lai, 50 tấn lúa thuần, 30 tấn ngô lai; vườn ươm giống sạch bệnh của Trung tâm Cây ăn quả Hàm Yên mở rộng quy mô sản xuất từ 15.000 cây lên 25.000 cây/năm; có 32 vườn ươm chè giống hàng năm sản xuất 8,8 triệu cây giống đủ tiêu chun; có 7 cơ sở sản xuất phân viên nén NK công suất 5.000 tấn/năm; Công ty CP mía đường Sơn Dương đầu tư thêm 01 nhà máy sản xuất phân hữu cơ khoáng để nâng công suất từ 10.000 tấn lên 21.000 tấn/năm.

4. Về hình thức tổ chức sản xuất

- Toàn tỉnh có 167 Hợp tác xã nông lâm nghiệp và thủy sản, trong đó có 47 HTX xếp loại hoạt động có hiệu quả; Có 53 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực trng trọt. Các HTX đã cơ bản được củng c, chuyn đổi và đăng ký kinh doanh theo Luật Hợp tác xã; một số HTX đã phát triển sản xuất hàng hóa, sản phẩm được đăng ký nhãn hiệu, được người tiêu dùng ưa chuộng, góp phần nâng cao thu nhập của xã viên.

- Toàn tỉnh có 93 trang trại trồng trọt, 70 trang trại tổng hợp, nhiều trang trại hoạt động có hiệu quả, mang lại doanh thu hàng tỷ đồng/năm, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương.

- Toàn tỉnh có 25 doanh nghiệp, cơ sở chế biến chè với tổng công suất 458 tn chè búp tươi/ngày; 01 công ty mía đường và nhiều doanh nghiệp thu mua nông sản. Đây là tiền đề cho phát triển sản xuất hàng hóa với liên kết sâu trong sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân.

5. Ứng dụng khoa học, nâng cao kỹ thuật trong sản xuất được chú trọng

Cơ cấu cây trồng từng bước được thay thế bằng giống năng suất, chất lượng (Lựa chọn và bổ sung các giống năng suất, chất lượng cao: 13 giống lúa lai, 05 ging lúa thun, 06 giống ngô lai, 01 giống lạc, 02 giống đậu tương; cơ cấu giống chè lai, chè đặc sản tăng từ 33,1% năm 2005 lên là 47,2% năm 2014; bước đu đã sản xuất giống mía bằng phương pháp nuôi cấy mô); nhiều mô hình ứng dụng khoa học vào sản xuất mang lại hiệu quả được nhân rộng (Mô hình lúa đặc sản cht lượng cao; canh tác lúa cải tiến SRI; sử dụng phân viên nén NK dúi sâu...).

Cơ giới hóa các khâu sản xuất trong trồng trọt tăng nhanh, năm 2014 đạt 33,6 %. Trong đó: Khâu làm đất đạt 71% diện tích gieo trồng; Khâu gieo cấy đạt 6%; Khâu chăm sóc đạt 70 %; Khâu thu hoạch đạt 38 % diện tích gieo trồng.

6. Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân

6.1- Khó khăn, hạn chế

- Phát triển sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng. Đất sản xuất chủ yếu nhỏ, lẻ; năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh còn thấp, rủi ro còn cao. Phát trin vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh còn chậm; liên kết sản xuất chưa nhiều và còn thiếu bền vững;

- Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích còn thấp (bình quân năm 2014 đạt trên 60 triệu đồng/ha); chuyển đổi cơ cấu giống chậm (như: Chè giống trung du đang chiếm 52,8% cơ cu giống chè; một sgiống lúa thuần ging lạc địa phương năng suất thp; cây giống cam sành được chiết từ vườn đang kinh doanh...), kỹ thut thâm canh ở nhiu nơi còn hạn chế; sản xuất theo quy trình Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) còn ít, mới dng ở mô hình; việc xây dựng nhãn hiệu và xúc tiến thương mại chưa được tập trung quan tâm đầu tư.

- Việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế; một số chính sách chưa thật sự phù hợp với thực tế, việc sa đổi, bổ sung còn chậm; ngun lực đu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu.

- Tình trạng lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất trong sản xuất, bảo quản, chế biến ngày càng gia tăng, gây tác động xấu đến môi trường và lòng tin của người tiêu dùng.

[...]