Kế hoạch 28/KH-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết 53/NQ-CP về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững do tỉnh Hòa Bình ban hành

Số hiệu 28/KH-UBND
Ngày ban hành 17/02/2021
Ngày có hiệu lực 17/02/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Đinh Công Sứ
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Đầu tư

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HOÀ BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 17 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 53/NQ-CP NGÀY 17/7/2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ GIẢI PHÁP KHUYẾN KHÍCH, THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP HIỆU QUẢ, AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG

Thực hiện Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17/7/2019 của Chính phủ về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 53/NQ-CP). Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 53/NQ- CP ngày 17/7/2019 của Chính phủ về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững trên địa bàn tỉnh với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Quán triệt sâu và rộng tới các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị trong toàn tỉnh nội dung Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17/7/2019 của Chính phủ về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững.

- Triển khai, đảm bảo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17/7/2019 của Chính phủ.

2. Yêu cầu

- Các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị trong toàn tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao và chỉ đạo của Bộ, Ban, ngành, của Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển nền nông nghiệp của tỉnh.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, tập trung thành khu vực hàng hóa lớn; áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh; cải thiện và ngày càng nâng cao đời sống nông dân; xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.

- Tập trung triển khai xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; thúc đẩy áp dụng rộng rãi mô hình VietGap, các mô hình an toàn khác và phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn.

- Đẩy mạnh và ưu tiên thu hút đầu tư đối với các dự án chế biến nông sản, đặc biệt là các dự án chế biến sâu.

- Phát triển và tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; xác định doanh nghiệp là trụ cột, là đầu tàu trong việc thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ứng dụng công nghệ cao.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt từ 4,1%/năm trở lên.

- Đến năm 2030 có từ 1.000 đến 1.500 doanh nghiệp trở lên hoạt động đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính tạo sức hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

- Thực hiện có hiệu quả và thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện các chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn; trên cơ sở đó đề xuất hướng thực hiện, sửa đổi, bổ sung các chính sách cho phù hợp.

- Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đã được đặt ra trong Quyết định số 1203/QĐ-TTg ngày 18/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tăng cường các giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh rà soát, rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục hành chính trên hệ thống website và tại Trung tâm phục vụ Hành chính công của tỉnh.

- Ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn, thường xuyên đăng tải các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Trung ương, của địa phương trên hệ thống thông tin của Tỉnh, của các Sở, Ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các phương tiện truyền thông như báo, đài...

- Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trên cơ sở lợi thế tự nhiên của các huyện, thành phố để đưa ra các định hướng, chính sách và giải pháp thu hút phù hợp, khai thác hiệu quả các điều kiện tự nhiên.

2. Phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bảo đảm phù hợp với nhu cầu thị trường, kế hoạch và chiến lược phát triển ngành nông nghiệp

- Xây dựng và thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phát triển ngành, trong đó hàng năm rà soát phê duyệt cụ thể danh mục sản phẩm chủ lực cấp tỉnh.

[...]