Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 276/KH-UBND năm 2023 triển khai Quyết định 165/QĐ-TTg phê duyệt "Đề án tái cơ cấu ngành Công thương giai đoạn đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Số hiệu 276/KH-UBND
Ngày ban hành 29/11/2023
Ngày có hiệu lực 29/11/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Nguyễn Thị Hoàng
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 276/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 29 tháng 11 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 165/QĐ-TTG NGÀY 28 THÁNG 02 NĂM 2023 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH CÔNG THƯƠNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030”;

Căn cứ Quyết định số 1971/QĐ-BCT ngày 02 tháng 8 năm 2023 của Bộ Công Thương về ban hành Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục tiêu tổng quát

Triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được giao cho ngành Công Thương tại Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030”; Quyết định số 1971/QĐ-BCT ngày 02 tháng 8 năm 2023 của Bộ Công Thương về ban hành Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 phấn đấu với mục tiêu đến năm 2030 nước ta là nước công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao.

Quyết tâm, đoàn kết, chủ động, sáng tạo trong tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành Công Thương. Tạo lập các động lực tăng trưởng mới gắn với chuyển biến về chất mô hình tăng trưởng của ngành Công Thương cùng một mô hình quản trị nhà nước năng động, hiệu quả, hiện đại và có tính thích ứng cao để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững.

Tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tái cơ cấu ngành Công Thương. Chú trọng nâng cao chất lượng và tính chủ động trong tham mưu thể chế hóa kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tái cơ cấu ngành Công Thương liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và ý thức chấp hành gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; phát huy vai trò tiên phong, chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; kết hợp hiệu quả giữa điều phối, phối hợp với phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Về công nghiệp:

Tỷ trọng công nghiệp trong GRDP đến năm 2030 khoảng 59%; phấn đấu tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đạt trên 50%, trong đó công nghiệp chế tạo đạt trên 30%. Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đến năm 2030 đạt tối thiểu 20%.

Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 9%/năm, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt bình quân 10%/năm.

Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 7,5%/năm.

Xây dựng một số cụm liên kết ngành công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế.

2.2. Về thương mại:

a) Về phát triển xuất nhập khẩu:

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân/năm giai đoạn 2021 - 2025 từ 8-9% và giai đoạn 2021-2030 đạt từ 6-7%.

Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến trong tổng kim ngạch xuất khẩu dạt 88% vào năm 2025 và đạt 90% vào năm 2030.

b) Về phát triển thị trường trong nước:

Tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân/năm (chưa loại trừ yếu tố giá) giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2021-2030 đạt từ 13 - 13,5%.

Tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa theo loại hình thương mại hiện đại đạt 35 - 40% vào năm 2025 và đạt 38 - 42% vào năm 2030.

Tỷ trọng bán lẻ thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ phấn đấu đạt: 10-15% vào năm 2025 (giai đoạn 2021-2025) và đạt 16-20% vào năm 2030 (giai đoạn 2021-2030).

2.3. Về điện, năng lượng:

Phấn đấu đến năm 2030 đảm bảo nguồn phát cung cấp đủ cho công suất đỉnh 5.800 MW. Trong đó điện sản xuất từ năng lượng tái tạo, điện sinh khối đến năm 2030 chiếm khoảng 15%, đến năm 2045 chiếm khoảng 25%. Đến năm 2030, hoàn chỉnh việc xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng.

Hằng năm phấn đấu tiết kiệm ít nhất 2% tổng sản lượng điện thương phẩm của tỉnh. Nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng và tăng cường thực hiện định mức tiêu thụ năng lượng của các phân ngành: Thép, Nhựa, Bia và NGK, Giấy, Đường mía.

II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

[...]