ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 275/KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 20
tháng 11 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐẾN
NĂM 2025” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Triển khai Luật Bảo vệ môi trường;
Quyết định số 192/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Đề án “Phát triển ngành công nghiệp môi trường đến năm 2025”, UBND thành
phố Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai có hiệu quả mục
tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển ngành công nghiệp môi trường được xác định
trong Quyết định số 192/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Đề án “Phát triển ngành công nghiệp môi trường đến năm 2025” (Quyết định
số 192/QĐ-TTg) trên địa bàn Thành phố. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các
ngành, các cấp trong việc cụ thể hóa các nội dung tại Quyết định số 192/QĐ-TTg.
- Xác định phát triển ngành
công nghiệp môi trường là một nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế - xã
hội nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường trên địa bàn Thành phố. Xây dựng,
lồng ghép, thực hiện các nội dung tại Quyết định số 192/QĐ-TTg vào các chương
trình, đề án, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
- Phát triển đồng bộ các lĩnh vực
cung cấp công nghệ, thiết bị, dịch vụ và sản phẩm phục vụ các yêu cầu về bảo vệ
môi trường phù hợp với nhu cầu, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Thành
phố.
- Khuyến khích tạo điều kiện để
mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển ngành công nghiệp
môi trường trên địa bàn Thành phố.
2. Yêu cầu
- Đến năm 2025, ngành công nghiệp
môi trường Thành phố cơ bản đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường của Thành phố;
thu hút, kêu gọi đầu tư, phát triển các doanh nghiệp công nghiệp môi trường,
các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ môi trường.
- Đẩy mạnh ứng dụng và thương mại
hóa các kết quả nghiên cứu, phát triển công nghệ. Phát triển các công nghệ xử
lý, tái chế chất thải, phân tích, quan trắc, giám sát và kiểm soát ô nhiễm môi
trường; công nghệ sử dụng bền vững tài nguyên và phục hồi môi trường phù hợp với
điều kiện của Thành phố.
- Kêu gọi doanh nghiệp công
nghiệp môi trường đầu tư, phát triển các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng cơ bản nhu cầu
bảo vệ môi trường của Thành phố; phát triển thiết bị và công nghệ tiết kiệm
năng lượng, sử dụng năng lượng hiệu quả; nâng cao năng lực sản xuất năng lượng
tái tạo.
- Phát triển dịch vụ môi trường
cơ bản đáp ứng được nhu cầu của Thành phố về xử lý nước thải, chất thải rắn đô
thị, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại; phục hồi môi trường các khu vực
bị ô nhiễm và nhu cầu phân tích, quan trắc môi trường, các dịch vụ tư vấn về
môi trường.
- Nâng cao nhận thức và nhu cầu
sử dụng năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; sản xuất
và tiêu dùng bền vững; sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả.
- Xác định các nhiệm vụ cụ thể
của các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã nhằm triển khai hoàn
thành các nhiệm vụ yêu cầu tại Quyết định số 192/QĐ-TTg.
- Phát huy tối đa mọi nguồn lực,
triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Kế hoạch này.
II. MỤC TIÊU
1. Mục
tiêu tổng quát
Đến năm 2025, phát triển ngành
công nghiệp môi trường thành một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong nền
kinh tế của Thành phố, cơ bản đáp ứng nhu cầu về bảo vệ môi trường; từng bước
tiến tới xuất khẩu các công nghệ, thiết bị, dịch vụ và sản phẩm bảo vệ môi trường
có lợi thế cạnh tranh.
2. Mục
tiêu cụ thể
- Phát triển các công nghệ xử
lý, tái chế chất thải, phân tích, quan trắc, giám sát và kiểm soát ô nhiễm môi
trường; công nghệ sử dụng bền vững tài nguyên và phục hồi môi trường phù hợp với
điều kiện của Thành phố; đẩy mạnh ứng dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên
cứu, phát triển công nghệ.
- Phát triển sản xuất thiết bị
và sản phẩm đáp ứng cơ bản nhu cầu bảo vệ môi trường Thủ đô, phát triển các sản
phẩm có lợi thế và năng lực cạnh tranh đáp ứng khoảng 70-80% nhu cầu thiết bị xử
lý nước cấp và nước thải, 60-70% nhu cầu thiết bị xử lý và tái chế chất thải rắn,
70-80% nhu cầu thiết bị xử lý khí thải, khoảng 50-60% nhu cầu thiết bị thu gom,
vận chuyển và phân loại chất thải, 40 - 50% nhu cầu thiết bị quan trắc môi trường;
60-70% nhu cầu sản phẩm bảo vệ môi trường; 40-50% thiết bị sản xuất năng lượng
tái tạo; 60-70% thiết bị và công nghệ tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng
hiệu quả; 20-30% thiết bị, phương tiện sử dụng năng lượng tái tạo; xuất khẩu được
20 - 30% các sản phẩm của ngành công nghiệp môi trường.
- Phát triển dịch vụ môi trường
cơ bản đáp ứng nhu cầu của Thành phố về xử lý nước thải, chất thải rắn đô thị,
công nghiệp, chất thải nguy hại; phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm và
nhu cầu phân tích, quan trắc môi trường và các dịch vụ tư vấn về môi trường, sử
dụng bền vững tài nguyên, năng lượng.
III. NHIỆM VỤ
VÀ GIẢI PHÁP
1. Hoàn
thiện chính sách, pháp luật, tổ chức về công nghiệp môi trường
- Tổ chức tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng về ngành công nghiệp môi trường; nâng cao nhận
thức về sử dụng năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; sử
dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Lồng ghép nội dung phát triển
ngành công nghiệp môi trường vào các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án
phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
- Rà soát sửa đổi, bổ sung các
cơ chế, chính sách phát triển doanh nghiệp công nghiệp môi trường; hình thành
các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành hoặc hỗn hợp để bố trí các doanh nghiệp
hoạt động tái chế chất thải.
- Ban hành cơ chế khuyến khích
hỗ trợ nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng làm chủ và chuyển
giao công nghệ bảo vệ môi trường (xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn và
chất thải nguy hại), phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm và suy thoái
môi trường nghiêm trọng, chế tạo thiết bị phương tiện và sản phẩm bảo vệ môi
trường phù hợp với điều kiện của Thành phố.
- Hỗ trợ việc thành lập các tổ
chức dịch vụ tư vấn môi trường phục vụ phát triển bền vững ngành công nghiệp
môi trường trên địa bàn Thành phố.
- Thúc đẩy quá trình cổ phần
hóa, sắp xếp lại các doanh nghiệp công nghiệp môi trường thuộc khu vực Nhà nước.
- Củng cố tổ chức và nâng cao
hiệu quả hoạt động của các cơ quan đầu mối quản lý, bảo vệ, phát triển môi trường
từ Thành phố đến quận, huyện, thị xã, thông qua việc rà soát, đánh giá và nâng
cao chức năng nhiệm vụ môi trường; đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nâng cao năng
lực thực thi nhiệm vụ quản lý.
- Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra, giám sát về hoạt động môi trường nhằm định hướng cho sự phát triển
của ngành công nghiệp môi trường trên địa bàn Thành phố.
2. Phát
triển công nghệ bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên và phục hồi môi
trường
- Khuyến khích, hỗ trợ các tổ
chức, cá nhân, doanh nghiệp công nghiệp môi trường nghiên cứu phát triển, ứng dụng,
làm chủ và chuyển giao công nghệ sản xuất máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, chế
phẩm xử lý môi trường.
- Phát triển, ứng dụng công nghệ
quy trình phân tích, quan trắc, giám sát và kiểm soát ô nhiễm môi trường.
- Nghiên cứu phát triển, ứng dụng,
làm chủ và tiếp nhận chuyển giao công nghệ xử lý nước thải, khí thải, chất thải
rắn và chất thải nguy hại; công nghệ sản xuất vật liệu, chế phẩm xử lý ô nhiễm
môi trường; công nghệ, quy trình phân tích, quan trắc, giám sát và kiểm soát ô
nhiễm môi trường; công nghệ sử dụng bền vững tài nguyên nước, năng lượng: sản
xuất nước cấp, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng thu hồi từ xử lý
chất thải; công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, công nghệ thu hồi
và lưu trữ các-bon thấp; công nghệ phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm,
suy thoái môi trường nghiêm trọng; công nghệ tái chế chất thải của các tổ chức
khoa học và công nghệ, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp công nghiệp môi trường phù
hợp với điều kiện của Thành phố.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế,
tranh thủ các nguồn tài trợ từ các nước, tổ chức quốc tế trong nghiên cứu phát triển,
ứng dụng, làm chủ và chuyển giao công nghệ môi trường.
3. Kêu gọi
thu hút đầu tư, phát triển các doanh nghiệp công nghiệp môi trường sản xuất, chế
tạo, cung cấp các thiết bị, phương tiện, dụng cụ, sản phẩm bảo vệ môi trường
- Rà soát các doanh nghiệp công
nghiệp môi trường và đề xuất quy hoạch, kế hoạch thu hút đầu tư và phát triển
các dự án công nghiệp môi trường: Dự án sản xuất máy móc thiết bị, vật tư ngành
môi trường, xử lý chất thải, nước cấp; dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả, có công nghệ thu hồi và lưu giữ cac-bon thấp; sử dụng năng lượng tái tạo,
năng lượng sạch, năng lượng thu hồi từ xử lý chất thải; dự án tái chế, tái sử dụng
chất thải.
- Đẩy mạnh phát triển các hoạt
động sản xuất, chế tạo thiết bị, cung cấp sản phẩm và dịch vụ môi trường
- Hỗ trợ việc chế tạo thiết bị
và sản xuất sản phẩm bảo vệ môi trường thông qua các chương trình nghiên cứu
khoa học, chuyển giao và ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển ngành công nghiệp
môi trường. Đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ để sản
xuất thiết bị và sản phẩm bảo vệ môi trường có hàm lượng công nghệ cao.
- Đầu tư phát triển các hệ thống
thu gom, xử lý nước thải đô thị tập trung tại các quận, huyện, thị xã; nước thải
công nghiệp tập trung tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề.
- Đầu tư phát triển các hệ thống
thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn đô thị tập trung tại các quận, huyện,
thị xã; chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tập trung.
- Hỗ trợ phát triển các hoạt động
cung cấp dịch vụ tư vấn môi trường; quan trắc môi trường; thu gom, vận chuyển,
xử lý, tái chế chất thải; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả, phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm.
4. Thu hút
đầu tư phát triển ngành công nghiệp môi trường
- Đa dạng hóa các hình thức và
nguồn lực đầu tư, tăng cường thu hút, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp
công nghiệp môi trường thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân đầu
tư để phát triển ngành công nghiệp môi trường của Thành phố.
- Tham mưu phân bổ có hiệu quả
kinh phí từ nguồn ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường; phân bổ và sử dụng
có hiệu quả các nguồn kinh phí sự nghiệp, xây dựng cơ bản và các nguồn kinh phí
khác để thực hiện các nhiệm vụ, dự án, công trình đầu tư về phát triển công
nghiệp môi trường.
- Thực hiện chính sách, chế độ
ưu đãi, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi xã hội hóa đầu tư vào
các công trình hạ tầng về môi trường và phát triển các dịch vụ bảo vệ môi trường.
5. Xây dựng
chương trình xúc tiến đầu tư các dự án công nghiệp môi trường đầu tư trên địa
bàn Thành phố
- Sản xuất thiết bị, phương tiện
thu gom, vận chuyển, phân loại, xử lý chất thải rắn như: Xe chuyên dùng phun nước,
quét và hút rác; xe chở chất thải rắn, xe hút bùn, thông cống, thiết bị phân loại
rác, lò đốt chất thải rắn thông thường, lò đốt chất thải nguy hại, dây chuyền
làm phân vi sinh, dây chuyền thiết bị sản xuất viên nén năng lượng, thiết bị xử
lý chất thải trên các loại phương tiện giao thông....
- Sản xuất thiết bị xử lý nước
thải, khí thải như: Thiết bị lọc bụi túi vải, lọc bụi tĩnh điện, thiết bị xử lý
khí thải chứa các hợp chất NOx, SOx, COx, VOCs, H2S, chất hữu cơ, chất gây mùi,
máy bơm đặc chủng công suất lớn, thiết bị xử lý nước sinh hoạt, xử lý nước thải
theo modul...
- Sản xuất vật liệu, chế phẩm xử
lý ô nhiễm môi trường như: Xúc tác sử dụng trong xử lý khí lò đốt công nghiệp,
xử lý chất thải bằng phương pháp nhiệt phân và quy trình, thiết bị tương ứng,
chế phẩm vi sinh hoạt tính cao, vật liệu mang vi sinh, vật liệu chuyên dụng phục
vụ xử lý môi trường…
- Sản xuất máy móc, thiết bị, sản
phẩm, vật liệu phục vụ lĩnh vực xử lý nước cấp, phát triển năng lượng tái tạo,
năng lượng sạch, tiết kiệm năng lượng.
6. Phát triển
dịch vụ môi trường
- Kêu gọi đầu tư phát triển các
hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung tại các khu, cụm công nghiệp, làng
nghề; đầu tư, phát triển các doanh nghiệp dịch vụ môi trường đủ năng lực giải
quyết các vấn đề môi trường lớn của Thành phố.
- Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp
môi trường đầu tư, phát triển các hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn môi trường;
đầu tư, phát triển các hệ thống thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn đô thị
tập trung; chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tập trung.
7. Đào tạo
nhân lực, nâng cao nhận thức, năng lực phát triển ngành công nghiệp môi trường
- Rà soát, đánh giá thực trạng
và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp môi trường trên địa
bàn Thành phố; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng
cao trong lĩnh vực môi trường tham gia vào việc phát triển ngành Công nghiệp
môi trường trên địa bàn Thành phố.
- Tổ chức tập huấn, đào tạo cho
cán bộ các cấp, doanh nghiệp, hiệp hội và các bên có liên quan về phát triển
ngành công nghiệp môi trường; xây dựng chương trình đào tạo nhân viên kỹ thuật
vận hành các hệ thống xử lý môi trường.
- Đẩy mạnh hợp tác trong và
ngoài nước, tranh thủ các nguồn tài trợ từ trong nước, tổ chức quốc tế trong
nghiên cứu phát triển, ứng dụng, làm chủ và tiếp nhận chuyển giao công nghệ môi
trường.
IV. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch
được đảm bảo từ các nguồn vốn Ngân sách nhà nước và vốn huy động từ các nguồn
khác theo quy định (vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay của các tổ chức tín dụng,
tài trợ quốc tế và các nguồn vốn hợp pháp khác).
2. Kinh phí thực hiện các nội
dung phục vụ quản lý nhà nước được bố trí từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước theo
quy định của Luật ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.
Các cơ quan, đơn vị căn cứ nhiệm vụ được giao lập dự toán kinh phí thực hiện kế
hoạch, tổng hợp chung trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của cơ
quan, đơn vị gửi cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp để tổng
hợp, báo cáo trình HĐND cùng cấp bố trí kinh phí thực hiện theo quy định.
3. Kinh phí thực hiện các hoạt
động đầu tư phát triển ngành công nghiệp môi trường được huy động từ các nguồn
vốn của doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở
Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, địa phương thực hiện Kế hoạch; định kỳ hằng năm, tổng hợp, báo cáo UBND
Thành phố, Bộ Công Thương kết quả thực hiện.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức
về công nghiệp môi trường; sử dụng năng lượng tái tạo; sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả; sản xuất và tiêu dùng bền vững.
- Rà soát các doanh nghiệp công
nghiệp môi trường; đề xuất thu hút đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ và phát
triển các dự án công nghiệp môi trường: Dự án sản xuất máy móc thiết bị, vật tư
ngành môi trường, xử lý chất thải, nước cấp; dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả, có công nghệ thu hồi và lưu giữ cac-bon thấp; sử dụng năng lượng
tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng thu hồi từ xử lý chất thải; dự án tái chế,
tái sử dụng chất thải.
- Kêu gọi thu hút, hợp tác với
các tổ chức, doanh nghiệp công nghiệp môi trường trong và ngoài nước trao đổi
thông tin, tài liệu nghiên cứu, phát triển các dự án công nghiệp môi trường: Dự
án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, có công nghệ thu hồi và lưu giữ
cac-bon thấp; sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng thu hồi từ
xử lý chất thải; dự án tái chế, tái sử dụng chất thải; sản xuất, chế tạo, cung
cấp các thiết bị, phương tiện, dụng cụ, sản phẩm bảo vệ môi trường; hợp tác đầu
tư phát triển các hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung tại các khu, cụm
công nghiệp.
2. Sở Tài
nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, địa phương rà soát sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và văn bản
pháp luật về môi trường; xây dựng, rà soát sửa đổi bổ sung các cơ chế, bộ tiêu
chí, chính sách thu hút đầu tư doanh nghiệp công nghiệp môi trường, hình thành
khu xử lý, tái chế chất thải.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành liên quan tham mưu xây dựng xây dựng các bộ đơn giá dịch vụ môi trường
trên địa bàn Thành phố.
- Xây dựng, mục tiêu, nhiệm vụ
phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2025.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh
nghiệp công nghiệp môi trường đầu tư phát triển các hệ thống thu gom, phân loại,
xử lý chất thải rắn đô thị tập trung; chất thải rắn công nghiệp và chất thải
nguy hại tập trung.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh
nghiệp công nghiệp môi trường phát triển các hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn
môi trường.
- Hỗ trợ phát triển các hoạt động
cung cấp dịch vụ tư vấn môi trường; quan trắc môi trường; thu gom, vận chuyển,
xử lý, tái chế chất thải; phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm.
- Góp ý hoàn thiện, phát triển
công nghệ quy trình phân tích, quan trắc, giám sát và kiểm soát ô nhiễm môi trường;
cập nhật, phổ biến các quy định của pháp luật về quan trắc và phân tích môi trường
và áp dụng trên địa bàn Thành phố.
- Tham mưu phân bổ có hiệu quả
từ nguồn ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường và các nguồn kinh phí khác để
thực hiện các nhiệm vụ, dự án, công trình đầu tư về phát triển công nghiệp môi
trường.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát
về hoạt động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Sở
Khoa học và công nghệ
- Tham mưu ban hành cơ chế khuyến
khích hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng làm chủ và chuyển giao công nghệ xử
lý nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại trên địa bàn Thành
phố.
- Triển khai các nhiệm vụ khoa
học và công nghệ để nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ mới, sản
phẩm mới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu quả.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh
nghiệp công nghiệp môi trường nghiên cứu phát triển, ứng dụng, làm chủ và chuyển
giao công nghệ xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại;
công nghệ sản xuất vật liệu, chế phẩm xử lý ô nhiễm môi trường thông qua tham
gia thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tham gia Chương trình, kế hoạch,
các cơ chế, chính sách hỗ trợ ứng dụng chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ,
nâng cao năng suất, chất lượng của Thành phố.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế,
tranh thủ các nguồn tài trợ từ các nước, tổ chức quốc tế thực hiện các dự án bảo
vệ môi trường, trong nghiên cứu, ứng dụng, tiếp nhận, chuyển giao và làm chủ
công nghệ xử lý môi trường.
4. Sở Kế
hoạch và Đầu tư
- Lồng ghép đưa nội dung phát
triển công nghiệp môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành
phố giai đoạn và hằng năm để tổ chức thực hiện hiệu quả - Chủ trì nghiên cứu,
khuyến khích cộng đồng khởi nghiệp tham gia phát triển công nghiệp môi trường;
hỗ trợ các dự án đầu tư gắn với phát triển công nghiệp môi trường.
5. Sở Tài
chính
Phối hợp với sở, ban, ngành trực
thuộc Thành phố tham mưu báo cáo UBND Thành phố bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch
từ các nguồn chi thường xuyên ngân sách cấp Thành phố theo quy định của Luật
Ngân sách Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
6. Sở Xây
dựng
- Chủ trì phối hợp với các sở,
ngành liên quan tham mưu đầu tư phát triển các hệ thống thu gom, xử lý nước thải
đô thị tập trung.
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành liên quan huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các hệ thống thoát nước
theo chức năng, nhiệm vụ được giao và phạm vi quản lý nhà nước.
7. Sở
Thông tin và Truyền thông
Phối hợp Sở Công Thương, các Sở,
ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố, cơ quan báo
chí Trung ương và địa phương ký chương trình phối hợp công tác với Thành phố và
chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở thông tin, tuyên truyền các nội dung về phát
triển ngành công nghiệp môi trường đến năm 2025.
8. Các sở,
ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
Căn cứ chức năng nhiệm vụ được
giao, lồng ghép việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển công nghiệp môi trường
trong Kế hoạch này vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và địa
phương góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của Thành phố phát triển bền vững.
9. Các
doanh nghiệp công nghiệp môi trường chủ động phối hợp với các Sở, ngành, UBND
quận, huyện, thị xã của Thành phố để được hỗ trợ, tham gia thực hiện nội dung của
Kế hoạch.
Trong quá trình tổ chức thực hiện
Kế hoạch, nếu có phát sinh vướng mắc hoặc cần phải cập nhật, điều chỉnh, bổ
sung cho phù hợp thực tiễn, các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan kịp thời báo
cáo UBND Thành phố (qua Sở Công Thương) để xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù
hợp./.
Nơi nhận:
- Bộ Công Thương (báo cáo);
- TT. Thành ủy (báo cáo);
- TT. HĐND Thành phố;
- CT, PCT UBND Thành phố;
- Công an Thành phố;
- Các Sở, ban ngành thuộc Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Đài PT-TH Hà Nội;
- Báo Hà Nội Mới;
- VPUB: CVP, PCVP, CBTH;
- Lưu: VT, KTN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Quyền
|
DANH MỤC
NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2025” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Kế hoạch số 275/KH-UBND ngày 20/11/2023 của UBND thành phố Hà Nội)
STT
|
Tên nhiệm vụ
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Thời gian thực hiện
|
I
|
Hoàn thiện chính sách,
pháp luật về công nghiệp môi trường
|
|
|
|
1
|
Phổ biến chính sách, pháp luật
ngành công nghiệp môi trường; sử dụng năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả; sản xuất và tiêu dùng bền vững.
|
Sở Công Thương
|
Các Sở, ngành; UBND các huyện,
thị xã; các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.
|
Hằng năm
|
2
|
Tham mưu xây dựng, sửa đổi, bổ
sung tiêu chí, cơ chế, chính sách thu hút đầu phát triển công nghiệp môi trường,
hình thành khu xử lý, tái chế chất thải.
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Các Sở, ngành; UBND các huyện,
thị xã; các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.
|
Năm 2024
|
3
|
Tham mưu xây dựng bộ đơn giá
dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành phố
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Các Sở, ngành; UBND các huyện,
thị xã; các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.
|
Năm 2024
|
4
|
Tham mưu xây dựng cơ chế khuyến
khích hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ xử lý
nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại trên địa bàn Thành phố.
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Các Sở, ngành; UBND các huyện,
thị xã; các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.
|
Năm 2024
|
5
|
Lồng ghép đưa nội dung phát
triển công nghiệp môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
Thành phố giai đoạn và hằng năm để tổ chức thực hiện hiệu quả
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Các Sở, ngành; UBND các huyện,
thị xã; các doanh nghiệp công nghiệp môi trường.
|
Năm 2024
|
6
|
Thúc đẩy quá trình cổ phần
hóa sắp xếp lại các doanh nghiệp công nghiệp môi trường thuộc khu vực nhà nước.
|
Sở Tài chính
|
Các Sở, ngành; UBND các huyện,
thị xã; các doanh nghiệp công nghiệp môi trường.
|
Hằng năm
|
II
|
Phát triển công nghệ bảo vệ
môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên và phục hồi môi trường
|
|
|
|
1
|
Phát triển công nghệ quy
trình phân tích, quan trắc, giám sát và kiểm soát ô nhiễm môi trường trên địa
bàn Thành phố.
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Các Sở, ngành; UBND các quận,
huyện, thị xã; các doanh nghiệp công nghiệp môi trường.
|
Hằng năm
|
2
|
Nghiên cứu phát triển, hỗ trợ
ứng dụng chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ xử lý nước thải, khí thải,
chất thải rắn, chất thải nguy hại; công nghệ sản xuất vật liệu, chế phẩm xử
lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố.
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Các Sở, ngành; UBND các huyện,
thị xã; các doanh nghiệp công nghiệp môi trường.
|
Hằng năm
|
3
|
Tăng cường năng lực nghiên cứu
khoa học phát triển, làm chủ và chuyển giao công nghệ môi trường của các tổ
chức khoa học và công nghệ, cơ sở đào tạo trên địa bàn Thành phố.
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Các Sở, ngành; UBND các huyện,
thị xã; các doanh nghiệp công nghiệp môi trường.
|
Hằng năm
|
III
|
Thu hút đầu tư, phát triển
các doanh nghiệp công nghiệp môi trường
|
|
|
|
1
|
Rà soát, phân loại các doanh
nghiệp công nghiệp môi trường trên địa bàn Thành phố; đề xuất thu hút đầu tư
đổi mới thiết bị công nghệ và phát triển các dự án công nghiệp môi trường.
|
Sở Công Thương
|
Các Sở, ngành; UBND các huyện,
thị xã; các doanh nghiệp công nghiệp môi trường.
|
Năm 2024
|
2
|
Hợp tác với các tổ chức,
doanh nghiệp công nghiệp môi trường trong và ngoài nước trao đổi thông tin,
tài liệu nghiên cứu, phát triển các dự án công nghiệp môi trường.
|
Sở Công Thương
|
Các Sở, ngành; UBND các huyện,
thị xã; các doanh nghiệp công nghiệp môi trường.
|
Hằng năm
|
3
|
Hỗ trợ chuyển giao công nghệ
chế tạo thiết bị và sản xuất sản phẩm môi trường thông qua các chương trình
nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển
công nghiệp môi trường.
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Các Sở, ngành; UBND các quận,
huyện, thị xã; các doanh nghiệp công nghiệp môi trường.
|
Hằng năm
|
4
|
Kêu gọi đầu tư phát triển các
hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệp tập trung tại các cụm công nghiệp.
|
Sở Công Thương
|
Các Sở, ngành; UBND các quận,
huyện, thị xã; các doanh nghiệp công nghiệp môi trường.
|
Hằng năm
|
5
|
Kêu gọi đầu tư phát triển các
hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệp tập trung tại các khu công nghiệp.
|
Ban Quản lý Khu công nghiệp
và Chế xuất
|
Các Sở, ngành; UBND các quận,
huyện, thị xã; các doanh nghiệp công nghiệp môi trường.
|
Hằng năm
|
IV
|
Phát triển dịch vụ môi trường
|
|
|
|
1
|
Xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ
phát triển dịch vụ môi trường của Thành phố đến năm 2025.
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Các Sở, ngành; UBND các huyện,
thị xã, thành phố; các doanh nghiệp công nghiệp môi trường.
|
Năm 2024
|
2
|
Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh
nghiệp công nghiệp môi trường đầu tư phát triển các hệ thống thu gom, phân loại,
xử lý chất thải rắn đô thị tập trung; chất thải rắn công nghiệp và chất thải
nguy hại tập trung.
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Các Sở, ngành; UBND các huyện,
thị xã; các doanh nghiệp công nghiệp môi trường.
|
Hằng năm
|
3
|
Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh
nghiệp công nghiệp môi trường phát triển các hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn
môi trường trên địa bàn Thành phố.
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Các Sở, ngành; UBND các huyện,
thị xã; các doanh nghiệp công nghiệp môi trường.
|
Hằng năm
|