ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 274/KH-UBND
|
Lào Cai, ngày 20
tháng 8 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN VẬN ĐỘNG NGUỒN LỰC XÃ HỘI HỖ
TRỢ TRẺ EM CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN THUỘC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
vận động nguồn
lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số
và miền núi giai đoạn 2019 - 2025duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ
trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2019 - 2025, UBND tỉnh Lào Cai xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh
giai đoạn 2019 - 2025 như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
chung
Vận động các
nguồn lực xã hội để hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng nghèo,
dân tộc thiểu số và miền núi hướng đến cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng
của trẻ em thông qua các hoạt động khám chữa, hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng, cấp
phát sữa miễn phí. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được tham gia các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi, giải trí; được hỗ trợ đồ ấm mùa đông.
2. Mục tiêu
cụ thể
- Hướng đến
90% trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em
có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được kiểm soát và lập kế hoạch hỗ trợ can
thiệp khi cần thiết.
- Phấn đấu
100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp dưới mọi hình thức. Trên 30% trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được chọn lọc và giới thiệu để tiếp cận các tổ
chức, cá nhân hảo tâm xem xét hỗ trợ.
- Đến năm 2025
có trên 60% cơ quan, đơn vị, công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh
trên địa bàn tỉnh Lào Cai được vận động ủng hộ nguồn lực để thực hiện kế hoạch.
Trong số đó, có trên 10% cơ quan, đơn vị, công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
kinh doanh tham gia mạng lưới hỗ trợ nguồn lực bền vững để triển khai thực hiện
kế hoạch.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Tăng cường
công tác tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, công ty, doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân và toàn dân tham gia đóng góp nguồn lực ủng hộ thực hiện kế hoạch.
2. Từng bước
hình thành mạng lưới các nhà tài trợ, các tổ chức trong nước và quốc tế hỗ trợ
nguồn lực bền vững để thực hiện kế hoạch. Cung cấp cho các nhà tài trợ chương
trình, kế hoạch vận động nguồn lực của cả giai đoạn và hàng năm; xác định nhu cầu,
cung cấp địa chỉ cụ thể để các nhà tài trợ xây dựng phương án hỗ trợ trực tiếp
hoặc gián tiếp cho trẻ em.
3. Hình thành
cơ quan đầu mối cấp tỉnh, huyện, xã để điều phối việc hỗ trợ cho trẻ em các xã
đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi về khám chữa bệnh, hỗ
trợ dinh dưỡng cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học và cung cấp dịch vụ vui
chơi, giải trí cho trẻ em, hỗ trợ đồ ấm cho trẻ em phù hợp theo độ tuổi.
4. Tăng cường
công tác quản lý nhà nước trong việc vận động nguồn lực hỗ trợ trẻ em như: Hàng
năm, xây dựng kế hoạch vận động; công khai, minh bạch trong quản lý, điều phối
nguồn lực để tạo niềm tin tuyệt đối và phù hợp với yêu cầu của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân tài trợ; tiếp nhận, phân phối và triển khai các hoạt động hỗ trợ
đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng các sản phẩm hỗ trợ
đáp ứng nhu cầu của các địa phương và đối tượng hưởng lợi; rà soát, nghiên cứu
bổ sung, điều chỉnh các chính sách khuyến khích các tổ chức, công ty, doanh
nghiệp, cá nhân hỗ trợ công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em.
5. Kiện toàn hệ
thống Ban vận động, quản lý Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp tỉnh, huyện, xã. Kịp thời
biểu dương, khen thưởng các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm đã
tích cực tham gia đóng góp, vận động ủng hộ thực hiện kế hoạch và xây dựng Quỹ
Bảo trợ trẻ em.
III. QUY MÔ, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi
áp dụng, người hưởng lợi
- Phạm vi áp dụng:
Trên địa bàn toàn tỉnh Lào Cai.
- Người hưởng
lợi: Trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi; trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt trên địa
bàn toàn tỉnh.
2. Thời
gian thực hiện: Giai đoạn 2019 - 2025.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Vận động từ
các cơ quan, tổ chức, công ty, doanh nghiệp, quỹ từ thiện, quỹ xã hội, cá nhân
hảo tâm trong và ngoài nước; các nguồn kinh phí hợp pháp khác để triển khai thực
hiện kế hoạch.
2. Ngân sách
nhà nước cấp hàng năm phục vụ chi cho công tác quản lý, điều phối thực hiện kế
hoạch.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối
hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch. Hướng dẫn
các địa phương rà soát, thống kê danh sách, đánh giá nhu cầu của trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; trẻ em thuộc các
xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Điều phối việc vận động,
sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả. Xây dựng phương án hỗ trợ có địa chỉ cụ thể cho
trẻ em theo nhu cầu, đề xuất của địa phương.
- Tổ chức các
hoạt động tuyên truyền, vận động nguồn lực để thực hiện kế hoạch; xây dựng mạng
lưới các nhà tài trợ để hỗ trợ thực hiện kế hoạch.
- Thường trực
điều hành, vận động, quản lý Quỹ Bảo trợ trẻ em cấp tỉnh. Chỉ đạo việc tuyên
truyền, vận động xây dựng Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh đạt hiệu quả, đúng pháp luật;
phù hợp nguyên tắc và tôn chỉ mục đích.
- Tham mưu và
xây dựng dự toán kinh phí hằng năm từ ngân sách để phục vụ chi cho công tác quản
lý, điều phối thực hiện kế hoạch.
- Phối hợp với
Sở Nội vụ để tham mưu UBND tỉnh kịp thời biểu dương, khen thưởng các cơ quan, tổ
chức, công ty, doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm đã tích cực vận động, ủng hộ nguồn
lực thực hiện Kế hoạch.
- Theo dõi,
giám sát, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch. Hàng năm tổ chức đánh giá, tổng kết,
báo cáo, rút kinh nghiệm và công khai, minh bạch nguồn lực để tạo niềm tin tuyệt
đối từ các nhà hảo tâm.
2. Sở Giáo
dục và Đào tạo
- Phối hợp Sở
Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn triển khai hỗ trợ bữa ăn
dinh dưỡng cho trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và
miền núi. Vận động xây dựng và phát triển mô hình “Sữa học đường”. Tuyên truyền
vận động hỗ trợ đồ ấm cho trẻ em tại các lớp học, điểm trường, trường mầm non,
trường tiểu học đóng trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn.
- Chỉ đạo các
cơ sở giáo dục thường xuyên rà soát, lập danh sách trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,
trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; đồng
thời tạo điều kiện sử dụng cơ sở vật chất trường học để tổ chức các hoạt động
vui chơi giải trí cho trẻ em ngoài giờ học chính khóa.
3. Sở Y tế
- Chịu trách
nhiệm bảo đảm chuyên môn về dinh dưỡng, khám chữa bệnh cho trẻ em; phối hợp hướng
dẫn thực hiện việc đánh giá nhu cầu về dinh dưỡng, khám chữa bệnh cho trẻ em.
- Tăng cường
tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia chương trình phòng chống suy dinh dưỡng
trẻ em; tích cực hưởng ứng chương trình vi chất dinh dưỡng và tham gia ủng hộ
nguồn lực để hỗ trợ chương trình.
4. Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì, phối
hợp tham mưu triển khai các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí
dành cho trẻ em, đặc biệt quan tâm tới trẻ em ở các xã đặc biệt khó khăn thuộc
vùng dân tộc thiểu số; định kỳ tổ chức các đợt kiểm tra, rà soát các cơ sở kinh
doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và vui chơi giải trí đảm bảo an toàn
và các quy định của pháp luật về trẻ em.
5. Sở Thông
tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các
cơ quan báo chí tỉnh, hệ thống cổng thông tin điện tử tỉnh, hệ thống phát thanh
cơ sở đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động nguồn lực hỗ trợ trẻ em; kịp thời
biểu dương gương điển hình làm tốt công tác trợ giúp trẻ em, hoạt động nhân đạo
cho trẻ em.
- Tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản phẩm đảm bảo
nguyên tắc bảo vệ trẻ em dưới mọi hình thức.
6. Sở Tài
chính
Có trách nhiệm
thẩm định dự toán kinh phí hằng năm chi cho công tác quản lý, điều phối thực hiện
kế hoạch vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em; tham mưu trình cấp có thẩm
quyền xem xét hỗ trợ kinh phí triển khai thực hiện.
7. Ban Dân
tộc tỉnh
- Phối hợp với
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các địa phương rà soát, thống kê
danh sách, đánh giá nhu cầu của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy
cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng dân
tộc thiểu số.
- Vận động các
nguồn lực thực hiện Kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ của ngành; phối hợp thực
hiện công tác kiểm tra kết quả thực hiện tại cơ sở.
8. Công an
tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Chỉ đạo cơ sở
thường xuyên quan tâm tổ chức hoạt động cho trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc
vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Tăng cường vận động cán bộ, chiến sỹ tham gia
hoạt động vận động ủng hộ hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
9. Đài Phát
thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lào Cai, Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai
Tăng cường
công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân quan tâm ủng hộ nguồn lực
cho trẻ em trên địa bàn tỉnh. Xây dựng các chuyên mục, chuyên trang tuyên truyền
dành cho trẻ em; biểu dương gương điển hình người tốt, việc tốt trợ giúp trẻ
em.
10. Đề nghị
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các Đoàn thể tỉnh:
- Căn cứ chức
năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị để tăng cường hoạt động tuyên truyền, vận động
các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động, đoàn viên, hội viên tham gia đóng góp nguồn lực hỗ trợ trẻ em các xã
đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- Đề nghị Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: Hằng năm trích một phần Quỹ “Vì người
nghèo” để hỗ trợ học sinh nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, vươn lên trong
học tập.
- Đề nghị Liên
đoàn Lao động tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn đẩy mạnh
tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trong
tỉnh tích cực tham gia ủng hộ, hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc
vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Hằng năm trích một
phần Quỹ “Xã hội Công đoàn Lào Cai” thăm hỏi động viên, hỗ trợ các cháu mồ côi,
khuyết tật là con công nhân, viên chức, lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn.
11. Vận động
các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, công ty, doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất kinh doanh, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, quỹ tài chính, cá nhân trong và
ngoài nước
Tham gia vận động
nguồn lực ủng hộ trực tiếp, gián tiếp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em
các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Tổ chức các hoạt
động nhân đạo, từ thiện dành cho trẻ em.
12. UBND
các huyện, thành phố
- Chủ động xây
dựng Kế hoạch vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em trên địa bàn quản lý. Bố
trí kinh phí từ ngân sách phục vụ cho công tác quản lý, điều phối thực hiện kế
hoạch tại địa phương.
- Hằng năm,
xây dựng kế hoạch, vận động nguồn lực tại địa phương. Thường xuyên rà soát,
đánh giá, đề xuất nhu cầu cần hỗ trợ về khám chữa bệnh, dinh dưỡng, vui chơi,
giải trí, đồ ấm cho trẻ em. Nắm chắc tình hình, thông tin và quản lý tốt danh
sách trẻ em trên địa bàn; đặc biệt nắm chắc tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt trên địa bàn để xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp khi cần thiết.
- Xây dựng và
quản lý hiệu quả Quỹ Bảo trợ trẻ em cấp huyện; chỉ đạo UBND các xã, phường, thị
trấn sử dụng, quản lý Quỹ Bảo trợ trẻ em cấp xã đảm bảo đúng mục tiêu, nguyên tắc
hoạt động và đúng quy định pháp luật về quản lý sử dụng các loại quỹ.
- Tăng cường
công tác kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện kế hoạch và tổng
kết, đánh giá, công khai, minh bạch nguồn lực để thu hút sự ủng hộ từ các nhà hảo
tâm.
Trên đây là Kế
hoạch thực hiện Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt
khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai
đoạn 2019 - 2025; các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, địa phương triển khai thực
hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động -TBXH;
- Cục Trẻ em (Bộ LĐTBXH);
- Thường trực UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh và các Đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các Công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Đài PT-TH tỉnh, Báo Lào Cai, Cổng TTĐT tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Lưu: VT, TH1, VX3,4.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Ngọc Hưng
|