Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Kế hoạch 273/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

Số hiệu 273/KH-UBND
Ngày ban hành 04/11/2022
Ngày có hiệu lực 04/11/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Vũ Chí Giang
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 273/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 04 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Chương trình hành động số 84-CTr/TU ngày 31/12/2019 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Thực hiện Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng Kế hoạch triển khai, thực hiện cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 vào thực tiễn phù hợp với điều kiện của tỉnh Vĩnh Phúc trong từng giai đoạn phát triển đến năm 2030; Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh với các quốc gia, tổ chức quốc tế để thúc đẩy phát triển kinh tế số; Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp của tỉnh trong việc phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

- Nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị và Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Phát huy tính chủ động, xác định trách nhiệm của các ngành, các cấp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong việc nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm thúc đẩy phát triển và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ trong doanh nghiệp và quản lý nhà nước để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế Vĩnh Phúc trong giai đoạn đến năm 2030.

- Xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, chủ yếu để các sở, ban, ngành và địa phương từng bước đổi mới tư duy quản lý theo cách tiếp cận mở, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ tích cực tham gia và tận dụng hiệu quả các cơ hội, thành tựu tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

2. Yêu cầu

- Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 được triển khai, tổ chức thực hiện tới từng cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp. Tạo được sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và việc làm của CB, CC, VC về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc ứng dụng, nắm bắt các thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại, mở ra các cơ hội cho nền kinh tế của tỉnh phát triển, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế của tỉnh.

- Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần bám sát các nội dung của Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31/12/2020; Đồng thời thống nhất, đồng bộ với các chủ trương, chính sách của tỉnh đã ban hành về thực hiện Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như: Chương trình hành động số 84-CTr/TU ngày 31/12/2019 của của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 22/6/2020 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 84-CTr/TU ngày 31/12/2019 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Các cấp, các ngành tổ chức triển khai nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Kế hoạch này và Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 22/6/2020, tránh hình thức. Thường xuyên đôn đốc, nắm bắt và sơ kết, tổng kết thực tiễn, kịp thời phát hiện, đề xuất bổ sung những nhiệm vụ, giải pháp mới phù hợp nhằm thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

II. NỘI DUNG

1. Tổ chức nghiên cứu, quán triệt và tuyên truyền sâu rộng Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030

a) Các cấp, các ngành, địa phương tổ chức đăng tải trên Cổng Thông tin và Giao tiếp điện tử tỉnh, Báo Vĩnh Phúc, Đài PTTH Vĩnh Phúc, Cổng thông tin điện tử của cơ quan mình nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến đến mọi người dân, doanh nghiệp của tỉnh.

b) Tổ chức hội nghị quán triệt và phổ biến tinh thần, nội dung Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 đến tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của tỉnh để nắm bắt kịp thời, chủ động nghiên cứu, xây dựng các giải pháp triển khai thực hiện, tận dụng hiệu quả các cơ hội, khai thác triệt để các thành tựu tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thành phần gồm: Lãnh đạo UBND tỉnh; các sở, ban, ngành, đoàn thể; Thường trực huyện, thành ủy; Thường trực HĐND huyện, thành phố và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch các hiệp hội doanh nghiệp trong tỉnh và khoảng 500 doanh nghiệp của tỉnh.

c) UBND cấp huyện, thành phố tổ chức quán triệt Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 đến các bộ phận chuyên môn, đoàn thể cấp huyện, Bí thư, Chủ tịch UBND cấp xã.

d) Các cơ quan, đơn vị trong tỉnh có trách nhiệm quán triệt, phổ biến Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 đến CB, CC, VC trong cơ quan mình. Đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh, Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, Hiệp hội du lịch tỉnh phổ biến Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 tới hội viên và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

đ) Đài PTTH tỉnh, Báo Vĩnh Phúc, Cổng thông tin điện tử tỉnh có kế hoạch tuyên truyền về các nội dung của Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030. Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề,... tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp của Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030. Kịp thời biểu dương, khen ngợi những tập thể, cá nhân có nhiều cố gắng và phản ảnh kịp thời các cơ quan, đơn vị có thành tích đóng góp, thúc đẩy phát triển ứng dụng các thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

2. Rà soát, xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

a) Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; UBND các huyện, thành phố chủ động nghiên cứu, bám sát các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, chủ trương, chính sách đề ra trong Chiến lược; Hàng năm, thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ thực hiện vào các kế hoạch, đề án thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để tổ chức thực hiện đồng bộ, thống nhất, hiệu quả với các nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra tại Chương trình hành động số 84-CTr/TU ngày 31/12/2019 của của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 22/6/2020 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 84-CTr/TU ngày 31/12/2019 của của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

b) Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 và Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh.

- Nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh thành lập trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (giai đoạn I: 2021 - 2023): Cải tạo, nâng cấp cơ sở, vật chất kỹ thuật hiện có ở địa điểm thuận lợi. Đồng thời nghiên cứu đề xuất đầu tư giai đoạn II: 2023 - 2025: xây dựng mới, đồng bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật ở địa điểm thuận lợi, phù hợp quy hoạch. Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực để vận hành Trung tâm. Xây dựng cơ chế đặc thù để thu hút nguồn lực xã hội hình thành cơ sở ươm tạo (khu vườn ươm hỗn hợp).

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ “Ban hành Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2023” trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nhiệm vụ phát triển công nghệ cao trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 27/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030.

- Rà soát đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 89/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ và thị trường công nghệ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2020 - 2025, Quyết định 18/2020/QĐ-UBND ngày 21/4/2020 của UBND tỉnh quy định trình tự, thủ tục thực hiện Nghị quyết số 89/2019/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2019 của HĐND tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ và phát triển thị trường công nghệ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025 cho phù hợp với điều kiện thực tiễn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ.

[...]