Quyết định 1666/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Số hiệu 1666/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/10/2018
Ngày có hiệu lực 29/10/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Cao Bằng
Người ký Nguyễn Trung Thảo
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1666/QĐ-UBND

Cao Bằng, ngày 29 tháng 10 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước năm 2012;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013;

Căn cứ Luật Thủy lợi năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 06/8/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;

Căn cứ Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước và các Chỉ thị, Nghị quyết và các cơ chế chính sách khác có liên quan;

Căn cứ Quyết định số 159/QĐ-UBND ngày 21/02/2017 của UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt “Quy hoạch thủy lợi tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030.

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt phê Đề án Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (như Đề án kèm theo).

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; giám đốc các sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Kho bạc Nhà nước Cao Bằng; UBND các huyện, Thành phố; Công ty TNHH MTV Thủy nông Cao Bằng và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 2;
- Tổng cục Thủy lợi;
- UBND tỉnh: CT, các PCT;
(bản ĐT)
- VP UBND tỉnh: Các PCVP; (bản ĐT)
- Chi cục Thủy lợi;
- Lưu: VT, NL (Kh 20 b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trung Thảo

 

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

1. Khái quát chung

Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam; theo chiều Bắc - Nam là 80 km, từ 23°07'12" - 22°21’21" vĩ bắc (tính từ xã Trọng Con, huyện Thạch An đến xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm); theo chiều Đông - Tây là 170 km, từ 105°16’15" - 106°50'25" kinh đông (tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang). Có tổng diện tích đất tự nhiên 6.703,42 km2; hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc; phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang; Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Tổng dân số khoảng 52 vạn người; mật độ dân số khoảng 77 người/km2. Có 28 dân tộc, đông nhất là dân tộc Tày, chiếm 42,54%; dân tộc Nùng, chiếm 32,86%; dân tộc Dao, chiếm 9,63%; dân tộc Mông, chiếm 8,45%; dân tộc Kinh, chiếm 4,68%; dân tộc Sán Chay, chiếm 1,23%; dân tộc Lô Lô chiếm 0,39%; dân tộc Hoa chiếm 0,033%; dân tộc Ngái chiếm 0,013%; các dân tộc khác chiếm 0,18%.

Hệ thống sông Bằng Giang: Có diện tích lưu vực 3.420,3 km2, độ dài 113 km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua các huyện Hà Quảng, Hòa An, thành phố Cao Bằng, Phục Hòa rồi chảy qua Thủy Khẩu - Long Châu - Quảng Tây - Trung Quốc, đổ ra biển Bắc Hải - Trung Quốc. Có các phụ lưu Sông Nguyên Bình, Sông Hiến, Sông Giẻ Rào (bắt nguồn từ huyện Thông Nông).

Hệ thống sông Gâm: Có diện tích lưu vực 1876 km2, đoạn chảy qua Bảo Lạc, Bảo Lâm dài 55 km, bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc, chảy vào huyện Bảo Lạc, xuống Bảo Lâm rồi xuống tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang trở thành phụ lưu của Sông Lô đổ vào Sông Hồng. Sông Gâm có hai dòng phụ lưu chính là sông Nho Quế và Sông Neo.

Hệ thống sông Bắc Vọng: Có diện tích lưu vực 1329 km2, đoạn chảy qua Cao Bằng dài 77km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, qua các huyện Trà Lĩnh (Tả Lệnh), Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên chảy về phía Nam rồi đổ vào sông Bằng Giang qua Thủy Khẩu - Trung Quốc.

Hệ thống sông Quây Sơn: Có diện tích lưu vực 2.319 km2, đoạn chảy qua Cao Bằng dài 76 km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua các xã Ngọc Côn, Ngọc Khê, Đình Minh, Đình Phong, Phong Châu, Trí Viễn, Đàm Thủy của huyện Trùng Khánh, rồi chảy xuống xã Minh Long, huyện Hạ Lang, chảy sang huyện Đại Tân, tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc.

Hệ thống các sông, suối của Tỉnh Cao Bằng đều nhỏ, nhiều thác ghềnh, khả năng phát triển giao thông đường thủy hạn chế, song có khả năng phát triển thủy điện, là nguồn tài nguyên cung cấp nước sinh hoạt, cho sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản rất dồi dào. Có hàng ngàn con suối, là phụ lưu của các hệ thống sông, phân bố dày đặc, là tài nguyên quý giá trong đời sống sản xuất của đồng bào các dân tộc ở các vùng thượng lưu, rẻo cao, biên giới. Tuy nhiên, dòng chảy nhỏ thấp, mùa khô có nhiều con suối bị cạn kiệt, mùa mưa lũ thì nước đổ về si sả gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân.

Lượng mưa tương đối thấp, trung bình hàng năm dao động từ 1.500 mm đến 2.000 mm và phân bổ không đều, do địa hình chia cắt mạnh; lượng mưa có chiều hướng tăng theo độ cao, giảm ở các thung lũng bị chắn gió.

Hệ thống hồ: Có hai hồ tự nhiên (hồ Thang Hen ở huyện Trà Lĩnh; hồ Xuân Trường ở huyện Bảo Lạc). Có các hồ nhân tạo như các hồ Khuổi Lái, Nà Tấu, Phja Gào trên địa bàn huyện Hòa An; các hồ Cao Thăng, Bản Đà, Bản Viết trên địa bàn huyện Trùng Khánh; các hồ Nà Danh, Co Po, Nà Tậu, Thôm Nạc, Nà Vàng trên địa bàn huyện Thạch An; hồ Nà Lái, huyện Quảng Uyên; các hồ Khuổi Kỳ, Bản Nưa, Thôm Cải trên địa bàn huyện Hà Quảng; các hồ Thôm Luông, Khuổi Khiển, huyện Nguyên Bình, hồ Khuổi Kéo, huyện Trà Lĩnh.

[...]
8
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ