Kế hoạch 266/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2022 trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số hiệu 266/KH-UBND
Ngày ban hành 25/11/2021
Ngày có hiệu lực 25/11/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Mạnh Quyền
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PH HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 266/KH-UBND

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện: Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 4052/QĐ-UBND ngày 11/9/2020 của UBND Thành phố về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở kết quả thực hiện năm 2021, xét đề nghị của Sở Công Thương tại văn bản số 4622/TTr-SCT ngày 29/10/2021, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2022 trên địa bàn thành phố Hà Nội, với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Phát triển kinh tế tuần hoàn trên địa bàn Thành phố hiệu quả; bảo vệ môi trường, an sinh xã hội; các hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững được triển khai đồng bộ, bền vững; đẩy mạnh sản xuất, tiêu dùng nội địa, các hoạt động xuất nhập khẩu, tạo việc làm ổn định và việc làm xanh, thúc đy lối sng bn vững, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

2. Hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng áp dụng các giải pháp, phương thức, đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, liên kết bền vững, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, giảm thiểu phát sinh chất thải, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Thúc đy sản xuất và tiêu dùng bền vững theo hướng tiếp cận vòng đời sản phẩm, đẩy mạnh liên kết trong các khâu từ khai thác tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu đến sản xuất, phân phối, tiêu dùng và thải bỏ; chú trọng sửa chữa, bảo dưỡng và bảo trì, tái sử dụng và tái chế trong các công đoạn của vòng đời sản phẩm; coi trọng đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường, cải tiến thiết bị, quy trình quản lý nhằm cải thiện, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thân thiện môi trường.

3. Nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về sản xuất và tiêu dùng bền vững (từ sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng, tái chế, tái sử dụng); Huy động sự tham gia, đóng góp của mọi thành phn trong xã hội, trong đó doanh nghiệp và người tiêu dùng đóng vai trò trung tâm.

4. Phấn đấu đến hết năm 2022 Thành phố đạt các chỉ tiêu:

4.1. Giảm 3 - 4% mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu của các ngành sản xuất, cụ thể: dệt may, rượu bia nước giải khát, thép, nhựa.

4.2. Tỷ lệ các quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức về lối sống, tiêu dùng bền vững đạt 70%.

4.3. Phấn đấu 85% các khu, cụm công nghiệp và 60% các làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

4.4. Phấn đu 100% các siêu thị, trung tâm thương mại không sử dụng túi nilon khó phân hủy; chuyển đổi sử dụng các sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường thay thế dn cho các sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy.

4.5. Xây dựng, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng bền vững; khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái tại các siêu thị, trung tâm thương mại.

4.6. Khuyến khích lồng ghép nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chương trình đào tạo, giảng dạy tại các cấp đào tạo.

II. NỘI DUNG

1. Đẩy mạnh truyền thông về sản xuất và tiêu dùng bền vững

- Xây dựng tài liệu, phổ biến chính sách pháp luật, các mô hình, thực hành tốt về sản xuất tiêu dùng bền vững (lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên, bảo vệ môi trường,...) trên địa bàn Thành phố.

- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về lợi ích việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cấp và các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố.

- Tuyên truyền sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế dần cho các sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy tại siêu thị, trung tâm thương mại.

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng chất thải; sử dụng các nguyên vật liệu, sản phẩm, bao bì thân thiện môi trường; tổ chức phổ biến hướng dẫn và nhân rộng các mô hình, thực hành tốt về phân phối xanh, bền vững.

2. Thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, áp dụng mô hình, liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm

- Đánh giá hiện trạng mạng lưới liên kết giữa nhà cung cấp nguyên nhiên liệu, nhà sản xuất, phân phối, người tiêu dùng đối với các nhóm ngành trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Xây dựng mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi theo các ngành.

- Hỗ trợ doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng trên địa bàn Thành phố áp dụng các giải pháp, phương thức nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên nhiên liệu, nguyên vật liệu, năng lượng.

- Hỗ trợ kỹ thuật đánh giá sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực Công Thương, cơ sở công nghiệp nông thôn.

- Xây dựng, ứng dụng, phổ biến công cụ hỗ trợ trong quản lý để áp dụng sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp sản xuất và phân phối.

- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững; phát triển mạng lưới liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm; xây dựng, phổ biến và nhân rộng các mô hình đổi mới sinh thái cho các doanh nghiệp trong các nhóm ngành trên địa bàn Thành phố.

- Hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu, quy định kỹ thuật về môi trường và phát triển bền vững của các bên trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đáp ứng yêu cầu quy định quốc tế và quy định của các FTA.

[...]