Kế hoạch 1103/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 do tỉnh Bình Thuận ban hành

Số hiệu 1103/KH-UBND
Ngày ban hành 27/03/2024
Ngày có hiệu lực 27/03/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Đoàn Anh Dũng
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1103/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 27 tháng 3 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 02/NQ-CP NGÀY 05/01/2024 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2024

Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Cụ thể hóa từng nội dung để triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024;

2. Tiếp tục nâng cao nhận thức và hành động của các sở, ngành, địa phương về ý nghĩa, tầm quan trọng của các chỉ số PCI, PGI, PAR, SIPAS, PAPI; hướng tới sự hài lòng của doanh nghiệp với mục tiêu xuyên suốt là “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”; triển khai kịp thời, đồng bộ các giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hàng năm. Phấn đấu xếp hạng Chỉ số PCI trong năm 2024 và những năm tiếp theo nằm trong nhóm 30 tỉnh, thành phố của cả nước;

3. Cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh để phù hợp với bối cảnh và xu thế phát triển của cả nước; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp thành lập mới; giảm tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; tăng số lượng doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; giảm chi phí đầu vào và chi phí tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh; củng cố niềm tin, tạo điểm tựa phục hồi và nâng cao sức chống chịu của doanh nghiệp. Phấn đấu trong năm 2024: Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng trên 10% so với năm 2023; số doanh nghiệp giải thể và tạm ngưng hoạt động giảm dưới 10% so với năm 2023;

4. Xây dựng môi trường đầu tư của tỉnh thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn và thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh nhằm thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững; tạo được sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nhiệm vụ và giải pháp chung:

- Tiếp tục tăng cường trách nhiệm của các sở, ngành và địa phương tại Kế hoạch số 3233/KH-UBND ngày 28/8/2023 của UBND tỉnh về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cải thiện, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) và Chỉ số Xanh (PGI) tỉnh Bình Thuận năm 2023; Kế hoạch số 2198/KH-UBND ngày 19/6/2023 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và cấp huyện, thị xã, thành phố (DDCI) tỉnh Bình Thuận năm 2023 và công bố năm 2024; kế hoạch của UBND tỉnh về nâng cao năng lực cạnh tranh, sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp và cải thiện các chỉ số PAR, SIPAS, PAPI, PCI, PGI của tỉnh trong năm 2024;

- Thực hiện có hiệu quả Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2024 - 2026 tại Quyết định số 2485/QĐ-UBND ngày 27/11/2023 của UBND tỉnh nhằm tổ chức triển khai hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh tiếp cận các nguồn lực, góp phần giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp; tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 2510/KH-UBND ngày 12/7/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;

- Tăng cường tổ chức thực hiện Kế hoạch số 3712/KH-UBND ngày 29/9/2023 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 31/3/2023 về Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 03/6/2017 tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 04/01/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023 của Chính phủ về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025;

- Đẩy mạnh triển khai thực hiện Quyết định số 931/QĐ-UBND ngày 17/5/2023 về phê duyệt danh mục dịch vụ công trực tuyến một phần, toàn trình triển khai trong năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và Quyết định số 1965/QĐ-UBND ngày 15/9/2023 về phê duyệt danh mục dịch vụ công trực tuyến toàn trình và danh mục dịch vụ công trực tuyến tích hợp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia thực hiện trong năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận của Chủ tịch UBND tỉnh;

- Thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, cung ứng dịch vụ công trực tuyến và Chính phủ điện tử; áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO vào hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước; tiếp tục triển khai việc xây dựng, vận hành và nâng cao hiệu quả cổng thông tin tiếp nhận, công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh; giải quyết kịp thời các kiến nghị của người dân và doanh nghiệp;

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tổ chức thực hiện Quy hoạch tỉnh gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; định kỳ tô chưc đanh gia thưc hiên Quy hoạch tỉnh, rà soát điều chỉnh quy hoạch tỉnh theo quy đinh cua pháp luât; nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Quy hoạch;

- Tăng cường công tác phối hợp trong thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp và nhà đầu tư, tránh gây phiền hà cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Giảm thiểu tối đa số lần thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp kể cả thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.

2. Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể

Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố chú trọng thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

- Chủ động, kịp thời phối hợp với các cơ quan Trung ương được Chính phủ phân công làm đầu mối theo dõi các bộ chỉ số quốc tế;

- Tháo gỡ bất cập pháp lý trong thực hiện dự án đầu tư;

- Nâng cao chất lượng cải cách danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh;

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đẩy mạnh cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa và triển khai hiệu quả Cổng thông tin một cửa quốc gia;

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính;

- Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho doanh nghiệp;

- Hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững;

- Nâng cao chất lượng các dịch vụ phát triển kinh doanh;

- Nghiêm túc triển khai, thực hiện có hiệu lực, hiệu quả một số chỉ tiêu cải cách thủ tục hành chính và quy định kinh doanh.

[...]