ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
26/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ LĨNH VỰC TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2017 - 2021
Thực hiện Văn bản số 775/TGCP-PCTT
ngày 7/8/2015 và Văn bản số 1096/TGCP-PCTT ngày 11/10/2016 của Ban Tôn giáo
Chính phủ (Bộ Nội vụ) về việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật
(VBPL) điều chỉnh lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo;
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
trên địa bàn Thành phố, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo
trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2021 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Tuyên truyền, phổ biến kịp thời các
chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hệ thống văn bản pháp
luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo trong cán bộ, công chức (CBCC), chức sắc,
tín đồ tôn giáo trên địa bàn Thành phố;
- Cập nhật diễn biến tình hình tín
ngưỡng, tôn giáo và nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn
giáo; ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ việc phức tạp, mâu thuẫn, khiếu kiện
kéo dài làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;
- Góp phần nâng cao ý thức chấp hành
và thực thi pháp luật trong CBCC, chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo
trên địa bàn Thành phố.
2. Yêu cầu:
- Công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức với nhiều hình thức,
phù hợp với nội dung và đối tượng đảm bảo yêu cầu thiết thực, hiệu quả và tiết
kiệm.
- Phấn đấu hàng năm 100% cán bộ, công chức, chức sắc, nhà tu hành trên địa bàn Thành phố được cập
nhật kịp thời các VBPL liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
II. NỘI DUNG
1. Đối tượng
tuyên truyền
a) Cán bộ, công chức
- Cán bộ, công chức (CBCC) ngành Nội
vụ của UBND các quận, huyện, thị xã thuộc Thành phố; CBCC các phòng, ban của Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị thuộc các quận, huyện, thị xã;- CBCC theo dõi, phụ trách lĩnh vực tôn giáo (hoặc có liên quan đến lĩnh
vực tín ngưỡng, tôn giáo) của các Sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể chính trị Thành phố;
- Cán bộ, công chức theo dõi, phụ
trách lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo của các xã, phường, thị trấn thuộc UBND các
quận, huyện, thị xã;
- Trưởng thôn, trưởng khu phố, trưởng
ban công tác dân vận khu phố, thôn của các xã, phường, thị trấn thuộc UBND các
quận, huyện, thị xã.
b) Chức sắc, nhà tu hành tôn giáo:
- Linh mục, Ban Đoàn kết Công giáo
các quận, huyện, thị xã;
- Ban hành giáo các xứ, họ đạo Công giáo
trên địa bàn Thành phố;
- Mục sư, Trưởng các Điểm, Nhóm Tin
Lành đã được công nhận tư cách pháp nhân và được chính quyền cơ sở cấp giấy chứng
nhận đăng ký sinh hoạt điểm nhóm theo quy định pháp luật;
- Thượng tọa, Đại đức, Ni trưởng, Ni
sư, Trưởng ban đại diện Phật giáo, Tăng, Ni các quận, huyện, thị xã trên địa
bàn Thành phố;
- Lễ sanh, Ban đầu đạo, Ban Hành thiện,
Ban Phổ độ của đạo Cao Đài.
- Ban Quản trị Thánh đường Hồi giáo
Hà Nội.
- Hội Đồng tinh thần tôn giáo Baha’i các
xã, phường trên địa bàn Thành phố.
c) Ban Hộ tự, Ban Quản lý di tích
lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, Người đại diện (Ban quản lý) các cơ sở
tín ngưỡng, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội:
- Trưởng ban, Phó trưởng ban quản lý
di tích các chùa được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố;
- Ban hộ tự các chùa (chưa có sư trụ
trì) trên địa bàn Thành phố;
- Người đại diện (Ban quản lý) các cơ
sở tín ngưỡng: Đình, đền, miếu...;
- Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội
người cao tuổi, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên các cơ sở thuộc các xã, phường,
thị trấn trên địa bàn Thành phố.
2. Nội dung tuyên
truyền
- Chủ trương, chính sách pháp luật của
Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo;
- Hệ thống VBPL điều chỉnh trực tiếp
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo (Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định hướng dẫn
thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo);
- Hệ thống VBPL điều chỉnh lĩnh vực
nhà, đất liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo (Luật Đất đai và Nghị định của
Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai);
- Hệ thống VBPL điều chỉnh lĩnh vực
xây dựng, trùng tu, sửa chữa các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo (Luật Xây dựng, Nghị
định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng,
Quyết định 20/2016/QĐ-UBND ngày 24/6/2016 của UBND Thành phố Hà Nội quy định
chi tiết một số nội dung về cấp phép xây dựng trên địa bàn Thành phố);
- Hệ thống VBPL điều chỉnh lĩnh vực
quản lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích (Luật Di sản
văn hóa và Nghị định của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Di sản văn hóa,
quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản,
tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh);
- Hệ thống VBPL quy định về khiếu nại,
tố cáo, xử lý vi phạm hành chính liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo (Luật Khiếu
nại, Luật Tố cáo, Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật Tiếp công dân);
- Các văn bản quy phạm pháp luật của
UBND Thành phố cụ thể hóa về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy đối với hoạt
động tín ngưỡng, tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Nhiệm vụ và giải
pháp
- Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền
gắn với nội dung và phù hợp với đối tượng:
+ Đối với chức sắc, nhà tu hành tôn
giáo: Phối hợp với Giáo hội tổ chức các lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại
các cơ sở tôn giáo; địa bàn dân cư;
+ Đối với cán bộ, công chức: Tổ chức
tập trung theo các chuyên đề; kết hợp với các lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên
ngành về tín ngưỡng, tôn giáo theo đối tượng.
- Tổ chức
tuyên truyền, phổ biến thường xuyên kịp thời các
VBPL về tín ngưỡng, tôn giáo đến cơ sở, địa bàn dân cư và các tầng lớp nhân
dân:
+ Biên soạn và phát hành tài liệu Hỏi
- đáp, sách, tài liệu nghiệp vụ, tờ gấp;
+ Tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng: Báo Hà Nội mới, Báo Pháp luật, Báo Kinh tế và Đô thị, Đài
Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các trang, cổng thông tin điện tử của HĐND,
UBND Thành phố; hệ thống truyền thanh các xã, phường, thị trấn).
- Xây dựng đội ngũ giảng viên, báo
cáo viên có trình độ chuyên sâu:
+ Có trình độ chuyên môn phù hợp, hiểu
biết về tín ngưỡng, tôn giáo; có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn quản lý; uy
tín và năng lực sư phạm; Nắm vững tình hình tôn giáo, những vấn đề cần quan tâm
và biện pháp quản lý nhà nước đối với công tác tôn giáo cơ sở; công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo và các vụ việc phức tạp liên quan
đến tôn giáo.
+ Có Kế hoạch thường xuyên cập nhật,
nâng cao năng lực, trình độ và phương pháp sư phạm cho đội ngũ giảng viên, báo
cáo viên.
+ Xây dựng chương trình bồi dưỡng, quy chế quy định trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý các cấp tham gia giảng dạy, trang bị kỹ năng, phương pháp và trao
đổi kinh nghiệm quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ phù hợp.
4. Thời gian và
kinh phí thực hiện
a) Thời
gian:
Căn cứ Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai
đoạn 2017 - 2021, hàng năm, các đơn vị chủ động xây dựng chương trình, nội dung
cụ thể đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
b) Kinh phí:
- Kinh phí đảm bảo cho việc thực thiện
kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2021
của các đơn vị thuộc cấp ngân sách nào do ngân sách đó đảm bảo theo phân cấp
ngân sách hiện hành và được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm.
- Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ) chịu trách
nhiệm thực hiện theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài
chính.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ):
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức triển khai Kế hoạch này; phối hợp, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo
cáo UBND Thành phố những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp trong quá
trình triển khai thực hiện.
- Hàng năm, cụ thể hóa và đưa vào chương trình nhiệm vụ công tác, phối hợp với các ban, ngành,
đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã, các tổ chức tôn giáo tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo đảm bảo
đúng nội dung, đối tượng, chất lượng và hiệu quả.
- Trên cơ sở nguồn ngân sách của UBND
Thành phố cấp, Ban Tôn giáo chịu trách nhiệm thực hiện theo Thông tư số
139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính.
- Tiến hành đánh giá sơ kết 03 năm, tổng kết 05 năm thực hiện, báo cáo UBND Thành phố và Ban Tôn giáo Chính
phủ (Bộ Nội vụ).
2. Sở Tư pháp:
- Phối hợp với Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ)
trong việc thực hiện Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lĩnh vực tôn
giáo cho cán bộ, công chức, chức sắc nhà tu hành các tôn giáo.
- Chủ trì biên soạn, thẩm định và
phát hành Tài liệu Hỏi - đáp Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2018), sách, tài liệu tuyên truyền, văn bản pháp luật về tín ngưỡng,
tôn giáo.
3. Sở Tài chính:
Có trách nhiệm cân đối phân bổ kinh
phí tuyên truyền, phổ biến pháp luật; kinh phí biên soạn,
phát hành sách, tài liệu tuyên truyền; kinh phí bồi dưỡng, nâng cao trình độ
cho đội ngũ CBCC quản lý là giảng viên; kinh phí đảm bảo triển khai thực hiện
theo từng năm và giai đoạn.
4. Sở Thông tin và Truyền thông:
...........................
Phối hợp với Sở Tư pháp, Ban Tôn giáo
(Sở Nội vụ) bố trí thời lượng phù hợp để đăng tải, phổ biến các văn bản pháp luật
về tín ngưỡng, tôn giáo qua Cổng giao tiếp điện tử UBND Thành phố;
7. Các sở, ngành:
Các sở, ngành căn cứ nội dung Kế hoạch
này và tình hình thực tế của đơn vị mình tổ chức các hình thức tuyên truyền, phổ
biến quy định của pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, đảm bảo đúng tiến
độ, chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm.
8. Ủy
ban nhân dân các quận, huyện, thị xã:
- Căn cứ Kế hoạch
này, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch thực hiện ở địa phương và cụ
thể hóa vào chương trình nhiệm vụ công tác hàng năm.
- Phối hợp với Ban Tôn giáo Thành phố
tổ chức các lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn đảm bảo đúng mục
đích yêu cầu, hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố./.
Nơi nhận:
- Ban tôn giáo CP (Bộ Nội Vụ)
- Ban Chỉ đạo CTTG TP để b/c);
- Chủ tịch UBND Thành phố (để b/c);
- Các PCT UBND TP Lê Hồng Sơn, Ngô Văn Quý;
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Ban Dân vận Thành ủy;
- Các Sở, ngành: Nội vụ, Tư pháp, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Văn
hóa và Thể thao, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công an TP;
- Các Báo, Đài: Đài PTTH Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị, Hà Nội mới;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUBTP: CVP, PVP P.C.Công, N.N.Kỳ;
Các phòng: NC, KGVX, KT, TKBT, TH;
- Lưu: VT, NC (B).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn
|