Kế hoạch 26/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 167/NQ-HĐND về Đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 26/KH-UBND
Ngày ban hành 16/02/2022
Ngày có hiệu lực 16/02/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Hoàng Nam
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/KH-UBND

Quảng Trị, ngày 16 tháng 02 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 167/NQ-HĐND NGÀY 09/12/2021 CỦA HĐND TỈNH QUẢNG TRỊ VỀ ĐẦU TƯ BẢO TỒN, TÔN TẠO, CHỐNG XUỐNG CẤP HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

Ngày 09/12/2021, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Nghị quyết số 167/NQ-HĐND về “Đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2025”. Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện, với các nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đầu tư Quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022 - 2025 nhằm ngăn chặn có hiệu quả tình trạng hoang phế và xuống cấp của các di tích trên địa bàn toàn tỉnh;

- Hoàn thiện công tác lập hồ sơ khoa học và pháp lý cho hệ thống di tích đã xếp hạng cấp tỉnh;

- Hoàn thành công tác xây dựng bia, biển cho các di tích cấp tỉnh còn lại trên địa bàn tỉnh;

- Kết hợp ngân sách Nhà nước và huy động tối đa nguồn lực xã hội hóa để thực hiện công tác bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích trên phạm vi toàn tỉnh, ưu tiên đối với các di tích thuộc loại hình lịch sử văn hóa quan trọng, có ý nghĩa trực tiếp trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng và các di tích phục vụ hoạt động phát triển kinh tế du lịch; gắn đầu tư tôn tạo với bảo vệ, quản lý khai thác và phát huy giá trị các di tích.

2. Yêu cầu

- Tuyên truyền phổ biến, quán triệt Nghị quyết đến tận cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; gắn trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương với việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, tôn tạo và phát huy các giá trị của di tích.

- Chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết quyết liệt, đồng bộ, thống nhất các nhiệm vụ, giải pháp từ cấp tỉnh đến cơ sở trong công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.

- Xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể từng hoạt động theo quy định của Luật Di sản văn hóa, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, phù hợp với truyền thống văn hóa của cộng đồng dân cư nơi có di tích.

- Triển khai công tác đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích theo quy trình, kế hoạch thống nhất chung trong toàn tỉnh, tránh tình trạng đầu tư tôn tạo, chống xuống cấp di tích tự phát, tùy tiện, không đảm bảo quy trình ở các địa phương.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nhiệm vụ

- Gắn công tác bảo tồn di sản văn hóa, đầu tư tôn tạo, chống xuống cấp di tích với phát triển du lịch bền vững, quảng bá, giới thiệu vùng đất, con người và văn hóa Quảng Trị với các địa phương trong cả nước và bạn bè quốc tế.

- Kết hợp ngân sách Nhà nước và huy động tối đa nguồn xã hội hóa để thực hiện công tác trùng tu, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích trên phạm vi toàn tỉnh; gắn đầu tư tôn tạo, chống xuống cấp với bảo vệ, quản lý khai thác và phát huy giá trị các di tích.

- Tập trung hoàn thiện công tác lập hồ sơ khoa học và pháp lý cho hệ thống di tích đã được xếp hạng đặc cách.

- Lập danh sách đưa ra khỏi danh mục di tích xếp hạng cấp tỉnh đối với những di tích không đáp ứng các tiêu chí xếp hạng

- Tập trung các nguồn lực để đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích. Ngân sách tỉnh, huyện đảm bảo cân đối, phân bổ hàng năm theo tỷ lệ chi ngân sách hợp lý trong tổng chi ngân sách địa phương cho công tác trùng tu, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích. Tăng cường công tác xã hội hóa, huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức, cá nhân để phục vụ công tác trùng tu, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích.

2. Giải pháp chủ yếu

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nhất là tuyên truyền Luật Di sản văn hóa và các văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích đến các tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của tỉnh Quảng Trị. Đưa mục tiêu, nhiệm vụ công tác bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị vào Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, kế hoạch Nhà nước ở các cấp.

- Tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong việc triển khai thực hiện Đề án; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý với các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích.

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị; kiện toàn bộ máy làm công tác quản lý di tích từ tỉnh đến cơ sở theo hướng dẫn của Trung ương và điều kiện thực tế của tỉnh. Xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích. Chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa. Tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa cơ sở về lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích, tạo cơ sở pháp lý, phân định rõ trách nhiệm cho chính quyền từ tỉnh đến cơ sở để chủ động trong xây dựng kế hoạch, phương án huy động nguồn lực đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích; động viên, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ các dự án đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích.

- Huy động các nguồn lực để đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và xã hội hóa.

III. NỘI DUNG VÀ LỘ TRÌNH ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2022-2025

[...]