Nghị quyết 167/NQ-HĐND năm 2021 về đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 167/NQ-HĐND
Ngày ban hành 09/12/2021
Ngày có hiệu lực 09/12/2021
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Nguyễn Đăng Quang
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 167/NQ-HĐND

Quảng Trị, ngày 09 tháng 12 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐẦU TƯ BẢO TỒN, TÔN TẠO, PHÁT HUY HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KỲ HỌP THỨ 6 KHÓA VIII

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/06/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/06/2001;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/06/2009;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 02/06/2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13/06/2019;

Xét Tờ trình số 205/TTr-UBND ngày 19/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết thông qua đề án “Đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2025”; Báo cáo thẩm tra s58/BC-VHXH của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh ngày 06/12/2021; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua việc đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022 - 2025.

1. Mục tiêu chung

Quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo, phát huy di tích đã được xếp hạng quốc gia đặc biệt, quốc gia và cấp tỉnh giai đoạn 2022 - 2025 nhằm ngăn chặn có hiệu quả tình trạng hoang phế và xuống cấp của các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh. Huy động tối đa nguồn lực xã hội hóa để thực hiện công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích trên phạm vi toàn tỉnh. Ưu tiên đối với các di tích thuộc loại hình lịch sử cách mạng và khảo cổ quan trọng, những di tích có tác động trực tiếp đến công tác giáo dục truyền thống cách mạng và các di tích phục vụ hoạt động phát triển kinh tế du lịch; gắn đầu tư tôn tạo với bảo vệ, quản lý khai thác và phát huy giá trị các di tích.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Hoàn thành 100% hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lý di tích cấp tỉnh (293 di tích).

b) Hoàn thành công tác quy hoạch 03 di tích quốc gia đặc biệt.

c) Hoàn thành công tác quy hoạch, đầu tư bảo tồn, tôn tạo chống xuống cấp 08 di tích quốc gia và đầu tư bảo tồn, tôn tạo chống xuống cấp 32 di tích cấp tỉnh đã có đầy đủ hồ sơ khoa học và pháp lý trên địa bàn tỉnh.

d) 100% di tích cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh được cắm bia, biển.

e) Triển khai thực hiện công tác khảo sát, lập nhiệm vụ quy hoạch, lập dự án đầu tư, xây dựng đề cương trưng bày, sưu tầm hiện vật đối với 04 di tích quốc gia dự kiến xin hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và các nguồn xã hội hóa.

3. Nội dung hỗ trợ đầu tư, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa, bao gồm:

a) Lập hồ sơ khoa học và pháp lý cho 293 di tích: 6.446 triệu đồng.

b) Đầu tư bảo tồn, tôn tạo 8 di tích quốc gia: 5.830 triệu đồng

c) Đầu tư quy hoạch, lập dự án đầu tư, xây dựng đề cương trưng bày, sưu tầm hiện vật cho 4 di tích quốc gia: 6.000 triệu đồng

d) Đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp 32 di tích cấp tỉnh: 18.430 triệu đồng

e) Đầu tư quy hoạch 03 di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Trị: 7.000 triệu đồng.

4. Tổng kinh phí bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa giai đoạn 2022 - 2025: 43.706 triệu đồng (Phụ lục I, II, III, IV, V), trong đó:

- Ngân sách tỉnh: 35.338 triệu đồng

[...]