Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2018 về bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể, làng nghề, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch thành phố Cần Thơ đến năm 2020
Số hiệu | 117/KH-UBND |
Ngày ban hành | 16/07/2018 |
Ngày có hiệu lực | 16/07/2018 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Thành phố Cần Thơ |
Người ký | Lê Văn Tâm |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 117/KH-UBND |
Cần Thơ, ngày 16 tháng 7 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ, LÀNG NGHỀ, DANH LAM THẮNG CẢNH GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2020
Căn cứ Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 05 tháng 6 năm 2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố;
Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 01 tháng 8 năm 2018 của Thành ủy về việc đẩy mạnh phát triển du lịch;
Căn cứ Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Hội đồng nhân dân thành phố về việc thông qua điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể, làng nghề, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch thành phố đến năm 2020, cụ thể như sau:
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kế thừa, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc gắn với phát triển du lịch, phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Cần Thơ.
2. Huy động sức mạnh của toàn xã hội trong việc đầu tư trùng tu, tôn tạo, quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể, làng nghề, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố.
3. Tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành thành phố; Ủy ban nhân dân quận, huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể, làng nghề, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch.
4. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện theo quy định của từng ngành, lĩnh vực, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, với truyền thống văn hóa của cộng đồng dân cư nơi có di sản văn hóa, làng nghề.
II- NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố
a) Kiện toàn, tăng cường hoạt động của các Ban Quản lý di tích; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn, đội ngũ thuyết minh viên tại các di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng; trong đó, ưu tiên các điểm di tích đang được khai thác phục vụ du lịch.
b) Tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường tại các điểm di tích; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định nhằm lập lại trật tự, kỷ cương, nề nếp tại các điểm di tích lịch sử - văn hóa, tạo môi trường du lịch an toàn và thân thiện.
c) Từ nay đến năm 2020: Tập trung hoàn thành quy hoạch, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo các công trình di tích lịch sử - văn hóa đã được phê duyệt theo đúng tiến độ, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho việc tu bổ, tôn tạo các di tích đã được xếp hạng, di tích có nguy cơ xuống cấp.
2. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch
a) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thành phố Cần Thơ đến năm 2020”.
b) Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong hoạt động lữ hành, thuyết minh du lịch.
c) Phát huy giá trị văn hóa phi vật thể và vật thể thành sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố.
d) Từ nay đến năm 2020: Tập trung thực hiện sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia Hiệp Thiên Cung và Lễ hội Kỳ yên Đình Thường Thạnh trên địa bàn quận Cái Răng.
3. Phát huy giá trị làng nghề gắn với du lịch
a) Tập trung đầu tư phát triển các làng nghề tiêu biểu trên địa bàn thành phố thành điểm đến trong các tour, tuyến du lịch.
b) Đầu tư, cải tạo cơ sở hạ tầng làng nghề gắn với du lịch.
c) Tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch cho các làng nghề.
d) Tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy tại các làng nghề gắn với du lịch.
đ) Từ nay đến năm 2020: Tổ chức kết nối tour, tuyến du lịch gắn với tham quan, tìm hiểu làng nghề.
III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN