ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 26/KH-UBND
|
Sóc Trăng, ngày 08 tháng 4 năm 2014
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TIẾP TỤC
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO Ở XÃ, PHƯỜNG,
THỊ TRẤN” GIAI ĐOẠN 2014 – 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
Thực hiện Quyết
định số 1133/QĐ-TTg ngày 15/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức
thực hiện các Đề án tại Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày
19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI); Kế hoạch số 3177/KH-TTCP
ngày 30/12/2013 của Thanh tra Chính phủ về thực hiện Đề án tiếp tục tăng cường
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn
giai đoạn 2013 - 2016 và Công văn số 233/TTCP-PC ngày 17/02/2014 của Thanh tra
Chính phủ về việc thực hiện Đề án 1-1133/QĐ-TTg; Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng
xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn” giai đoạn 2014 -
2016 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng như sau:
I. MỤC TIÊU - YÊU CẦU
1. Mục tiêu
- Đề ra các hoạt
động thực hiện của Đề án, phân công trách nhiệm cụ thể giữa các cơ quan tham
gia Đề án.
- Qua các hoạt
động thực hiện Đề án, góp phần tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức và nâng
cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật về khiếu nại,
tố cáo của cán bộ, công chức, người dân ở xã, phường, thị trấn.
- Khai thác có
hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo thông qua
hoạt động nghề nghiệp của cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và công tác hòa giải ở cơ sở bằng việc nâng cao trình độ nhận thức của cán
bộ, công chức, người làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động
đề ra trong kế hoạch phải xác định rõ nội dung công việc, trách nhiệm cụ thể của
từng Sở ngành, đơn vị trong việc chủ trì, phối hợp thực hiện Đề án, bảo đảm
tính thiết thực, phù hợp với đối tượng tác động của Đề án, phù hợp với tiến độ
chung và yêu cầu của việc thực hiện Đề án trong từng giai đoạn.
- Việc phổ biến,
giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn đảm bảo các hình
thức đa dạng, phù hợp với đặc điểm vùng miền, tập tục, ngôn ngữ đối với cán bộ,
công chức và nhân dân tại xã, phường, thị trấn tại địa phương.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Thành lập
Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án và xây dựng văn bản triển khai Đề án
- Giao Thanh
tra tỉnh chủ trì thực hiện Đề án; tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thực
hiện Đề án do lãnh đạo Thanh tra tỉnh là Trưởng Ban Chỉ đạo, các thành viên là
đại diện lãnh đạo: Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, Ban Dân tộc, Hội Nông dân tỉnh, Đài Phát thanh -
Truyền hình, Báo Sóc Trăng; giúp việc cho Ban Chỉ đạo là một số cán bộ, công chức
thuộc Thanh tra tỉnh.
- Ban Chỉ đạo
có nhiệm vụ chỉ đạo, điều phối các hoạt động của Đề án nhằm tạo sự phối hợp chặt
chẽ, thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh; hỗ trợ việc tổ chức, báo cáo viên trong
bồi dưỡng, tập huấn pháp luật về khiếu nại, tố cáo, kỹ năng giải quyết khiếu nại,
tố cáo, kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ, công chức, người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại, tố cáo, người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu
nại, tố cáo.
Ban Chỉ đạo có
trách nhiệm tiếp nhận và biên soạn tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật về khiếu nại, tố cáo; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và định
kỳ báo cáo kết quả thực hiện Đề án; tiến hành tổng kết việc thực hiện Đề án.
2. Xây dựng
tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo
Ban Chỉ đạo có
trách nhiệm tiếp nhận tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về
khiếu nại, tố cáo do Ban Chỉ đạo Trung ương cung cấp; trên cơ sở đó nhân bản và
biên soạn cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm của tỉnh.
3. Hoạt động
phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng
Ban Chỉ đạo có
trách nhiệm xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp
luật về khiếu nại, tố cáo, cụ thể như sau:
- Phổ biến,
giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo trên Đài Phát thanh - Truyền hình Sóc
Trăng và các Đài truyền thanh cấp huyện:
+ Mời chuyên
gia để phổ biến, hướng dẫn pháp luật về khiếu nại, tố cáo trên Đài Phát thanh -
Truyền hình Sóc Trăng.
+ Đưa các tin,
bài, phóng sự về tình hình khiếu nại, tố cáo, kết quả hoạt động giải quyết khiếu
nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước, gương điển hình tiên tiến trong công tác
giải quyết khiếu nại tố cáo, đặc biệt là ở các xã, phường, thị trấn.
+ Thực hiện phỏng
vấn, tọa đàm về pháp luật, việc thực hiện pháp luật, kinh nghiệm trong công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Phổ biến,
giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo trên Báo Sóc Trăng:
+ Xây dựng
chuyên trang, chuyên mục pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
+ Giải đáp
pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
+ Phỏng vấn
công chức làm công tác chuyên môn về áp dụng pháp luật trong giải quyết các
tình huống cụ thể.
+ Đăng các
tin, bài, phóng sự về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước
trên địa bàn tỉnh.
- Thanh tra tỉnh
chủ trì xây dựng chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo
trên Cổng thông tin điện tử của Thanh tra tỉnh.
4. Tổ chức
bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ làm công tác giáo dục, phổ biến pháp luật về khiếu
nại, tố cáo
Ban Chỉ đạo phối
hợp với các Sở ngành liên quan tổ chức hội nghị bồi dưỡng, tập huấn pháp luật về
khiếu nại, tố cáo và kỹ năng, nghiệp vụ, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn cho các đối tượng gồm: cán bộ, công chức
làm công tác tư pháp, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội
Nông dân và các đoàn thể xã hội khác, Trưởng Ban nhân dân khóm, ấp, tổ hòa giải
ở cơ sở và những người có uy tín khác trong khu vực dân cư ở xã, phường, thị trấn…
5. Tổ chức
phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo và bồi dưỡng kỹ năng phổ biến,
giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho cán bộ làm công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo, tổ hòa giải ở cơ sở
- Ban Chỉ đạo
có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở ngành chức năng để thực hiện:
+ Tổ chức bồi
dưỡng, tập huấn pháp luật về khiếu nại, tố cáo; kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố
cáo cho cán bộ, công chức, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo ở
xã, phường, thị trấn, tổ hòa giải ở cơ sở.
+ Tập huấn kỹ
năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho cán bộ
làm công tác này ở xã, phường, thị trấn, tổ hòa giải ở cơ sở thông qua hoạt động
nghề nghiệp của mình.
- Thanh tra tỉnh
chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp hỗ trợ UBND cấp huyện trong việc tổ chức bồi
dưỡng, tập huấn, hỗ trợ báo cáo viên bồi dưỡng, tập huấn pháp luật về khiếu nại,
tố cáo, kỹ năng giải quyết, kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ, công chức, người
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, người làm công tác, người tham gia
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Hội Nông dân
tỉnh chủ trì, phối hợp với Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện tổ chức tập
huấn, bồi dưỡng cho cán bộ thuộc Hội Nông dân cấp huyện và cấp xã và tổ chức trực
thuộc về kiến thức pháp luật và kỹ năng, nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo; chỉ đạo Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã tổ
chức tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện các quy định pháp luật về khiếu
nại, tố cáo, chấp hành các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ
quan có thẩm quyền.
6. Tổ chức
phổ biến, giáo dục trực tiếp các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho
nhân dân ở xã, phường, thị trấn
- Thanh tra tỉnh
có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp huyện tổ chức phổ biến, giáo dục trực tiếp
các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho nhân dân ở xã, phường, thị trấn
như sau:
+ Năm 2014:
Thanh tra tỉnh phối hợp với UBND cấp huyện chọn điểm, mỗi đơn vị cấp huyện chọn
ít nhất 03 đơn vị cấp xã - nơi có tình hình khiếu nại, tố cáo phức tạp, vùng
sâu, vùng xa, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhận thức của người dân còn
hạn chế, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiệu quả thấp để tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục trực tiếp các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Từ năm 2015 -
2016: Việc phổ biến, giáo dục trực tiếp các quy định pháp luật về khiếu nại, tố
cáo cho nhân dân ở xã, phường, thị trấn được mở rộng trên phạm vi toàn tỉnh.
+ Nội dung phổ
biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo tập trung vào quyền và nghĩa vụ của
công dân khi khiếu nại, tố cáo; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo;
việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo.
+ Hình thức phổ
biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo được thực hiện bằng các buổi tọa
đàm, nói chuyện chuyên đề, giải đáp thắc mắc, hoặc lồng ghép vào chương trình
sinh hoạt văn hóa, văn nghệ ở địa phương; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật
khiếu nại, tố cáo hoặc các hình thức phong phú khác.
- Đề nghị Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp
huyện, cấp xã tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho
nhân dân; vận động nhân dân thực hiện các quy định pháp luật về khiếu nại, tố
cáo của các cơ quan có thẩm quyền; chỉ đạo sự phối hợp với chính quyền các cấp
và các tổ chức thành viên để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu
nại, tố cáo.
7. Hoạt động
theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc thực hiện Đề án và chế độ
thông tin, báo cáo
Ban Chỉ đạo thực
hiện Đề án có trách nhiệm đôn đốc việc thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh. Xây dựng
kế hoạch kiểm tra, đánh giá và tiến hành tổng kết việc thực hiện Đề án trên địa
bàn tỉnh; báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Ban Chỉ đạo Đề án Trung ương hàng
năm hoặc theo yêu cầu.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Chỉ đạo
thực hiện Đề án có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án
trên địa bàn tỉnh. Ban Chỉ đạo hoạt động theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo, dưới sự
chỉ đạo, điều phối của Trưởng Ban Chỉ đạo. Các cơ quan phối hợp thực hiện Đề án
cử người có thẩm quyền tham gia Ban Chỉ đạo Đề án, là đầu mối giúp triển khai
thực hiện các hoạt động của Đề án thuộc trách nhiệm của cơ quan mình. Căn cứ
nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, thành viên Ban Chỉ đạo chủ động phối hợp với
cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Ban Chỉ đạo
Đề án có trách nhiệm tập huấn, bồi dưỡng về năng lực triển khai Đề án cho đội
ngũ cán bộ thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.
2. Thanh tra tỉnh
là cơ quan thường trực của Đề án, có trách nhiệm xây dựng các văn bản triển
khai thực hiện Đề án; xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án cả giai đoạn 2014 -
2016 và hằng năm; xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Đề án đối với hoạt động của
Ban Chỉ đạo. Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở ngành, cơ quan, tổ chức
có liên quan hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Đề án và định
kỳ báo cáo kết quả thực hiện Đề án.
3. Các cơ quan
phối hợp thực hiện Đề án căn cứ nội dung của Kế hoạch, xây dựng kế hoạch cụ thể
thực hiện nhiệm vụ được giao, triển khai kế hoạch đảm bảo tiến độ theo yêu cầu,
báo cáo kết quả về Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án (thông qua Thanh tra tỉnh) để tổng
hợp, báo cáo. Báo cáo định kỳ được thực hiện theo kỳ tổng kết công tác năm, báo
cáo đột xuất được thực hiện theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo.
4. Kinh phí thực
hiện Đề án được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước. Thanh tra tỉnh có trách nhiệm
lập dự toán kinh phí thực hiện Đề án cho từng giai đoạn và hằng năm, thông qua
Sở Tài chính thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
Trên đây là Kế
hoạch thực hiện Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn” giai đoạn 2014 - 2016 trên địa bàn
tỉnh Sóc Trăng./.
Nơi
nhận:
- Thanh
tra Chính phủ;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các đoàn thể;
- Các Sở, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: NC, HC.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Trung Hiếu
|