Kế hoạch 2582/KH-UBND năm 2018 phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông nhằm thu hẹp khoảng cách tiếp cận thông tin giữa các vùng, miền trong tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2018-2022

Số hiệu 2582/KH-UBND
Ngày ban hành 25/06/2018
Ngày có hiệu lực 25/06/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lê Văn Bình
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2582/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 25 tháng 06 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG NHẰM THU HẸP KHOẢNG CÁCH TIẾP CẬN THÔNG TIN GIỮA CÁC VÙNG, MIỀN TRONG TỈNH GIAI ĐOẠN 2018 - 2022

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT

1. Cơ sở pháp lý:

Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

Căn cứ Quyết định số 119/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền hình mặt đất đến năm 2020; Quyết định số 310/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011;

Căn cứ Thông tư số 17/2013/TT-BTTTT ngày 02 tháng 8 năm 2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về hoạt động của điểm Bưu điện - Văn hóa xã;

Căn cứ Thông tư số 08/2016/TT-BTTTT ngày 30 tháng 3 năm 2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020.

2. Sự cần thiết:

Trong những năm qua, sự phát triển của lĩnh vực thông tin và truyền thông đạt được nhiều thành tựu đáng kể góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông đã thực hiện đầu tư phát triển hạ tầng, phổ cập các dịch vụ bưu chính, viễn thông đến mọi người dân, nhằm rút ngắn khoảng cách về sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông giữa các vùng miền. Hạ tầng bưu chính, viễn thông đã được đầu tư xây dựng rộng khắp về các thôn, xã trên toàn tỉnh, với 62 điểm phục vụ bưu chính, bán kính phục vụ là 3,77 km/điểm; 570 tuyến cáp quang dài 5.819 km, 1.455 trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng (trạm BTS). Số thuê bao điện thoại trên toàn tỉnh là 628.435 thuê bao, đạt mật độ 104 thuê bao/100 dân. Số thuê bao internet trên toàn tỉnh là 148.617 thuê bao, đạt mật độ 25 thuê bao/100 dân. Hiện nay, mật độ điện thoại khu vực nông thôn đạt 65% mật độ điện thoại bình quân của toàn tỉnh; mật độ thuê bao internet khu vực nông thôn đạt 45% mật độ bình quân của toàn tỉnh. Hạ tầng bưu chính, viễn thông cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân.

Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng hạ tầng bưu chính, viễn thông và khả năng cung ứng dịch vụ giữa các vùng, miền trong toàn tỉnh có sự chênh lệch, các doanh nghiệp thường đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ tập trung vào các khu vực trung tâm huyện, thành phố và những khu vực có lợi nhuận. Bên cạnh đó, việc phát triển các dịch vụ bưu chính, viễn thông ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, do mức thu nhập của người dân còn thấp, trình độ dân trí không đồng đều. Do đó, cần phải có những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh phát triển hạ tầng và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa có điều kiện tiếp cận, sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông. Do đó, việc ban hành Kế hoạch phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông nhằm thu hẹp khoảng cách tiếp cận thông tin giữa các vùng, miền trong tỉnh giai đoạn 2018 - 2022 là cần thiết.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

a) Đẩy nhanh việc phổ cập các dịch vụ viễn thông và internet đến mọi người dân trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung phát triển phổ cập dịch vụ viễn thông, internet cho người dân ở các vùng, miền trong toàn tỉnh nhằm rút ngắn khoảng cách về tiếp cận thông tin giữa vùng nông thôn và thành thị, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

b) Thiết lập hạ tầng mạng viễn thông băng rộng đa dịch vụ đến thôn, xã để cung cấp các dịch vụ thông tin, truyền thông cho người dân nông thôn.

c) Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống điểm Bưu điện - Văn hóa xã hiện có; đưa sách, báo, phát thanh, truyền hình đến người dân ở các vùng, miền trong toàn tỉnh.

d) Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet cho cộng đồng dân cư ở vùng nông thôn để tiếp cận các thông tin hữu ích từ internet phục vụ cho sản xuất, đời sống.

2. Yêu cầu:

a) Phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ thông tin và truyền thông về vùng nông thôn bảo đảm đồng bộ, công nghệ hiện đại để phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội gắn với nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh; đồng thời phù hợp các quy định của pháp luật.

b) Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận các dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, sách, báo, truy nhập, xem, tải thông tin, tham gia đóng góp ý kiến cho các cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng.

III. CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ

1. Về cơ sở hạ tầng:

a) 100% số xã ở vùng nông thôn, vùng biển, miền núi có điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng; mức độ phục vụ bưu chính bình quân đạt dưới 7.000 người dân trên một điểm phục vụ bưu chính với bán kính phục vụ dưới 03 km.

b) 100% số thôn thuộc xã có trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng và hệ thống truyền dẫn băng rộng đa dịch vụ.

c) 100% huyện, xã có hệ thống truyền thanh.

d) 100% hộ gia đình chính sách, hộ nghèo được hỗ trợ thiết bị thu truyền hình kỹ thuật số mặt đất.

2. Về dịch vụ:

[...]