Chương trình 430/CTr-BVHTTDL-BTTTT phối hợp công tác giữa Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc tăng cường tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại các Điểm Bưu điện-Văn hoá xã giai đoạn 2013-2020

Số hiệu 430/CTr-BVHTTDL-BTTTT
Ngày ban hành 04/02/2013
Ngày có hiệu lực 04/02/2013
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Bộ Thông tin và Truyền thông,Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
Người ký Nguyễn Thành Hưng,Huỳnh Vĩnh Ái
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Văn hóa - Xã hội

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH - BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 430/CTr-BVHTTDL-BTTTT

Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2013

 

CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP CÔNG TÁC

GIỮA BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VÀ BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG VIỆC TĂNG CƯỜNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ SÁCH, BÁO TẠI CÁC ĐIỂM BƯU ĐIỆN-VĂN HOÁ XÃ GIAI ĐOẠN 2013-2020

Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu và tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông đã được sửa đổi tại Nghị định số 50/2011/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

Căn cứ Quyết định số 119/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011-2020;

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất ký kết Chương trình phối hợp công tác trong việc tăng cường tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại các Điểm Bưu điện-Văn hóa xã (sau đây viết tắt là Chương trình phối hợp) giai đoạn 2013-2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU PHỐI HỢP

1. Mục đích:

a) Phối hợp nguồn lực, phát huy tối đa tiềm năng hiện có của hai ngành để tăng cường tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại các Điểm Bưu điện-Văn hóa xã nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin, văn hoá của người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa;

b) Phát triển Điểm Bưu điện-Văn hóa xã trở thành điểm cung cấp thông tin, văn hoá ở địa phương bằng việc tổ chức hoạt động phục vụ sách báo truyền thống và sách, báo điện tử qua mạng Internet; bảo đảm kết hợp hài hòa hai mục tiêu đẩy mạnh kinh doanh có hiệu quả và thực hiện các mục tiêu chính trị, xã hội nhằm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nông thôn, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, góp phần chung tay xây dựng nông thôn mới.

2. Yêu cầu:

a) Chương trình phối hợp phải được cụ thể hóa bằng kế hoạch chỉ đạo thực hiện hàng năm, có sự theo dõi, kiểm tra, giám sát, đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ, hiệu quả; nội dung hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của hai Bộ, bảo đảm chất lượng, đúng quy định của pháp luật và các quy định hiện hành của Nhà nước;

b) Việc tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại các Điểm Bưu điện-Văn hóa xã phải bảo đảm yêu cầu đa dạng hóa các loại hình sách, báo, phương thức đọc nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin, hưởng thụ văn hóa của người dân, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng phong trào đọc sách, báo trong nhân dân.

II. PHẠM VI PHỐI HỢP

Chương trình này quy định việc phối hợp công tác giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc tăng cường tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại các Điểm Bưu điện-Văn hóa xã thuộc các xã được lựa chọn tham gia Chương trình xây dựng Nông thôn mới của địa phương.

III. NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP

1. Việc phối hợp giữa hai Bộ phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên trong khuôn khổ quy định của pháp luật và nội dung Chương trình này.

2. Bảo đảm phát huy vai trò trách nhiệm của mỗi bên, đề cao sự hợp tác, tăng cường trao đổi thông tin trong giải quyết công việc.

3. Phát huy thế mạnh về cơ sở vật chất của Điểm Bưu điện-Văn hóa xã và nguồn lực sách, báo phong phú, kinh nghiệm tổ chức hoạt động đọc của các thư viện công cộng địa phương phục vụ cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

IV. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Phối hợp đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện Chương trình này.

2. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn sách, báo tại các Điểm Bưu điện-Văn hóa xã.

3. Biên soạn tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động thư viện trong các Điểm Bưu điện-Văn hóa xã; tổ chức đào tạo hướng dẫn nghiệp vụ thư viện cho nhân viên Điểm Bưu điện-Văn hóa xã nhằm bảo đảm triển khai các hoạt động phục vụ sách, báo tại các điểm này.

4. Tổ chức các chuyến đi khảo sát, kiểm tra việc thực hiện Chương trình tại các địa phương.

5. Đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương hỗ trợ các nguồn lực cần thiết bảo đảm duy trì bền vững của Điểm Bưu điện-Văn hóa xã, xem đây là một trong những mô hình cung cấp thông tin, văn hóa hữu ích, tiết kiệm ở cơ sở, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của nước ta hiện nay.

V. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN

[...]