Kế hoạch 250/KH-UBND năm 2023 về phát triển cây ăn trái chủ lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 250/KH-UBND
Ngày ban hành 17/07/2023
Ngày có hiệu lực 17/07/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Nguyễn Phước Thiện
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 250/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 17 tháng 07 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN CÂY ĂN TRÁI CHỦ LỰC TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2023 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 4085/QĐ-BNN-TT ngày 27/10/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030; Chỉ thị số 8084/CT-BNN-TT ngày 30/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) về việc phát triển bền vững sản xuất cây sầu riêng, chanh leo; Ủy ban nhân dân (UBND) Tỉnh ban hành Kế hoạch Phát triển cây ăn trái chủ lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030, nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu

Phát triển cây ăn trái chủ lực tỉnh Đồng Tháp tập trung, an toàn và bền vững, đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp thị trường tiêu thụ và tăng thu nhập cho người sản xuất, tăng giá trị xuất khẩu, thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

2. Chỉ tiêu

a) Đến năm 2025

- Diện tích cây ăn trái toàn Tỉnh là 46.413 ha, sản lượng trên 463 nghìn tấn, trong đó:

+ Diện tích cây có múi là 10.064 ha, sản lượng 192,4 nghìn tấn.

+ Diện tích nhãn là 5.515 ha, sản lượng 51,9 nghìn tấn.

+ Diện tích cây xoài là 16.764 ha, sản lượng 178,1 nghìn tấn.

- Diện tích sản xuất cây ăn trái hữu cơ là 548 ha[1].

- Tại các vùng sản xuất cây ăn trái tập trung[2]:

+ Tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết đạt 30 - 35%.

+ Tỷ lệ diện tích trồng mới, trồng tái canh sử dụng giống chất lượng cao 70 - 80%.

- Tỷ lệ diện tích sản xuất thực hành nông nghiệp tốt 30% (VietGAP và tương đương), diện tích áp dụng tưới nước tiên tiến, tiết kiệm 20 - 30%.

- Diện tích cây ăn trái cần quản lý vùng trồng:

+ Diện tích cây mít là 4.067 ha, sản lượng 21,2 nghìn tấn.

+ Diện tích cây sầu riêng là 3.004 ha, sản lượng 4,8 nghìn tấn.

b) Đến năm 2030

- Diện tích cây ăn trái toàn Tỉnh là 55.000 ha, sản lượng trên 550 nghìn tấn, trong đó:

+ Diện tích cây có múi là 13.335 ha, sản lượng đạt 292,5 nghìn tấn.

+ Diện tích nhãn là 7.000 ha, sản lượng đạt 72,9 nghìn tấn.

+ Diện tích cây xoài là 20.180 ha, sản lượng 217,3 nghìn tấn.

- Diện tích sản xuất cây ăn trái hữu cơ là 1.330 ha[3].

- Tại các vùng sản xuất cây ăn trái tập trung[4]:

+ Tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết đạt 60 - 70%.

[...]