Kế hoạch 175/KH-UBND năm 2022 về thâm canh và cải tạo vườn cây ăn trái kết hợp với xây dựng nhãn hiệu giai đoạn 2022-2025 do thành phố Cần Thơ ban hành

Số hiệu 175/KH-UBND
Ngày ban hành 17/08/2022
Ngày có hiệu lực 17/08/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Nguyễn Ngọc Hè
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 175/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 17 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THÂM CANH VÀ CẢI TẠO VƯỜN CÂY ĂN TRÁI KẾT HỢP VỚI XÂY DỰNG NHÃN HIỆU GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

Thực hiện Quyết định số 324/QĐ-TTg ngày 02/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch Thâm canh và cải tạo vườn cây ăn trái kết hợp với xây dựng nhãn hiệu giai đoạn 2022 - 2025”, với nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

Cải tạo, nâng chất vườn cây ăn trái theo hướng tập trung gắn với quản lý mã vùng trồng; tạo điều kiện xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu trái cây Cần Thơ; thúc đẩy, tăng tính cạnh tranh sản phẩm trái cây trên thị trường, từng bước khai thác lợi thế tiêu thụ nội địa, chế biến xuất khẩu và phát triển du lịch, góp phần nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất của ngành Nông nghiệp, nâng cao thu nhập của nông dân.

II. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

- Địa điểm thực hiện: các quận, huyện trên địa bàn thành phố.

- Thời gian thực hiện kế hoạch 04 năm, từ năm 2022 đến năm 2025.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền

a) Mục tiêu: Vận đng liên kết vùng sản xuất cây ăn trái thành vùng chuyên canh, tập trung với qui mô phù hợp (> 10ha) gắn với xây dựng mã vùng trồng.

b) Nội dung thực hiện

- Điều tra, khảo sát hiện trạng vùng sản xuất

+ Tổ chức điều tra khảo sát các vùng sản xuất để từ đó có định hướng quy hoạch liên kết sản xuất tập trung cây ăn trái phù hợp với tiềm năng từng địa phương.

+ Phương pháp thực hiện:

Điều tra số liệu sơ cấp: Điều tra, phỏng vấn nông hộ tại các vùng sản xuất cây ăn trái tại các quận, huyện; Thốt Nốt, Cờ Đỏ, Ô Môn, Phong Điền và Thới Lai

Sliệu thứ cấp: Tổng hợp, thu thập số liệu báo cáo của cơ quan quản lý ngành nông nghiệp địa phương, từ báo cáo quy hoạch nông nghiệp, nông thôn các quận/huyện và thành phố Cn Thơ; các số liệu báo cáo khoa học từ các đtài, dự án, chương trình,...

+ Phương pháp điều tra: Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu điều tra soạn sẵn.

- Tuyên truyền, vận động liên kết

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về sản xuất cây ăn trái theo hướng tập trung, liên kết gắn với xây dựng nhãn hiệu đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm tại một số thị trường trong nước và quốc tế.

Thông tin tuyên truyền được thực hiện thông qua các hoạt động truyền thông trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm và các hình thức phổ biến thông tin khác.

Lồng ghép thông tin tuyên truyền vào các cuộc tập huấn chuyên đề, tọa đàm cho người dân vùng sản xuất cây ăn trái....

2. Đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật

a) Mục tiêu: Hướng dẫn, hỗ trợ giống, kỹ thuật để kiến thiết, chăm sóc vườn cây ăn trái, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong sản xuất.

b) Nội dung thực hiện

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân thông qua chương trình Khuyến nông, chương trình liên kết của doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để chuyển giao khoa học kỹ thuật với các nội dung

+ Tập huấn chuyên đề xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu trên cây ăn trái với quy mô: 02 lớp/năm.

+ Tập huấn tăng cường cập nhật tiến bộ kỹ thuật sản xuất ứng dụng công nghệ số trong canh tác, tiêu thụ... cây ăn trái với quy mô: 30 lớp/năm.

[...]