Kế hoạch 25/KH-UBND năm 2021 về trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 25/KH-UBND
Ngày ban hành 08/02/2021
Ngày có hiệu lực 08/02/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Trần Song Tùng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 08 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRỒNG CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021; văn bản số 50/BNN-TCLN ngày 06/01/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện Chỉ thị số 45/CT- TTg về tổ chức phòng trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025, như sau:

I. Mục tiêu, yêu cầu

1. Mục tiêu

Đến hết năm 2025 toàn tỉnh trồng được 4,2 triệu cây xanh phân tán các loại, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.

1. Yêu cầu

- Việc tổ chức trồng cây xanh phải theo kế hoạch, công tác chăm sóc, bảo vệ sau trồng cây phải đặc biệt được quan tâm và gắn trách nhiệm quản lý, chăm sóc cây sau khi trồng đến từng cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân.

- Việc tổ chức thực hiện đảm bảo thiết thực, hiệu quả, không phô trương, hình thức; đẩy mạnh xã hội hóa để từng bước giảm dần việc sử dụng kinh phí Nhà nước trong tổ chức trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh.

- Sau khi thực hiện trồng cây, các địa phương tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân điển hình làm tốt; báo cáo kế hoạch tổ chức và kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để theo dõi và chỉ đạo thực hiện.

II. Nhiệm vụ

1. Công tác tuyên truyền

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, động viên cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh tích cực tham gia phong trào trồng cây phân tán, trồng rừng. Việc tổ chức thực hiện kế hoạch trồng cây xanh gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII; phát huy vai trò lãnh đạo, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, đơn vị các cấp và huy động sự tham gia vào cuộc của các đoàn thể, doanh nghiệp, cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

2. Chỉ tiêu trồng cây xanh

- Trồng khu vực hành lang an toàn hệ thống đường địa phương (đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường khác thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn): 209.000 cây.

- Trồng khu dân cư, công cộng, công sở, trang trại, trường học, nhà máy, khu công nghiệp, khu Văn hóa - Lịch sử, khu du lịch...: 387.000 cây.

- Trồng khu vực vườn đồi, vườn nhà, đất lâm nghiệp nhỏ lẻ, phân tán (có diện tích nhỏ hơn 0,3 ha): 3.204.000 cây.

- Trồng rừng phòng hộ tập trung: 400.000 cây (không bao gồm diện tích trồng rừng thay thế).

(Chi tiết có biểu 01 đính kèm)

3. Đối tượng thực hiện

Thực hiện trên đối tượng chủ yếu là trồng cây xanh phân tán (bao gồm cây xanh đô thị và cây lâm nghiệp trồng phân tán) và một phần diện tích trồng rừng tập trung (gồm trồng rừng phòng hộ, trồng mới rừng sản xuất là rừng gỗ lớn, không tính diện tích trồng rừng thay thế và trồng lại rừng sản xuất sau khai thác gỗ), trong đó:

3.1. Trồng cây xanh phân tán, gồm:

a) Cây xanh đô thị: Cây xanh sử dụng công cộng (đường phố, công viên, vườn hoa, quảng trường và các khu vực công cộng khác trong đô thị); cây xanh sử dụng hạn chế (khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, các công trình tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở và các công trình công cộng khác do các tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng) và cây xanh chuyên dụng trong đô thị (vườn ươm hoặc cây xanh phục vụ nghiên cứu), theo quy định tại Nghị định số 64/2010/NĐ-CP.

b) Cây xanh nông thôn: Cây lâm nghiệp được trồng trên diện tích đất vườn, đất ven đường, ven kênh mương, bờ vùng bờ đồng, các mảnh đất nhỏ phân tán khác (có diện tích dưới 0,3 ha) theo quy định tại Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT); cây xanh công cộng tại khu trung tâm, khu văn hóa lịch sử, tôn giáo, khu cụm công nghiệp; cây phòng hộ ngoài đồng ruộng, cây phòng hộ chống cát ven biển, cây chống xói mòn theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCVN 01:2019/BXD.

3.2. Trồng cây xanh tập trung, gồm:

a) Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới;

b) Trồng rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển (rừng ngập mặn).

c) Trồng mới rừng sản xuất với mục đích gỗ lớn.

[...]