Kế hoạch 247/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Số hiệu 247/KH-UBND
Ngày ban hành 11/07/2022
Ngày có hiệu lực 11/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Hoàng Quốc Khánh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 247/KH-UBND

Lào Cai, ngày 11 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BẢO ĐẢM CẤP NƯỚC AN TOÀN KHU VỰC NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2022-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012;

Căn cứ Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia đảm bảo cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Quyết định số 1978/QĐ-TTg ngày 24/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;

Căn cứ Chỉ thị s35/CT-TTg ngày 27/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng bền vững công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung;

Căn cứ Chthị s34/CT-TTg ngày 28/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục;

Căn cứ Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính; Thông tư số 76/2017/TT-BTC ngày 26/7/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung;

Căn cứ Văn bản s5742/BNN-TCTL ngày 13/7/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025;

Trên cơ sở các Kế hoạch, quyết định của UBND tỉnh đã ban hành về thực hiện công tác quản lý, hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục, danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo. Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, cụ thể như sau:

I. THỰC TRẠNG CẤP NƯỚC KHU VỰC NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Hiện trạng

- Tỉnh Lào Cai có tổng số 152 xã/phường/thị trấn, trong đó có 138 xã, thị trấn khu vực thuộc vùng đồng bào DTTS miền núi (theo QĐ số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ) thuộc 9 huyện/thị xã/thành phố với tng shộ dân nông thôn là 133.190 hộ. Tính đến hết năm 2021, tỷ lệ số hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95,51%; tỷ lệ số hộ dân nông thôn sử dụng nước đạt quy chuẩn QCVN là 38,5%.

- Đến hết năm 2021, toàn tỉnh Lào Cai có 818 công trình cấp nước tập trung nông thôn cấp nước cho 51.203 hộ (trong đó: có 32 công trình cấp nước có công suất thiết kế cấp nước cho trên 250 hộ; 107 công trình cấp cho từ 100-250 hộ, 679 công trình cấp nước dưới 100 hộ); đa số công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh hoạt động với hình thức tự chảy, có 05 công trình sử dụng bơm tạo nguồn.

- Các công trình cấp nước nông thôn chủ yếu là công trình đơn giản, hệ thống xử lý lọc thô sơ, chưa được khử khuẩn xử lý bằng hóa chất hay dây chuyền xử lý nước có thiết bị lọc áp lực, nên chất lượng nước đu ra của công trình mới chdừng lại ở mức là nước hợp vệ sinh, chưa đảm bảo theo quy chuẩn QCVN và chưa đủ điều kiện xây dựng, lập kế hoạch cấp nước an toàn (hiện nay chỉ có 32 công trình cấp nước nông thôn được xây dựng và lắp đặt thiết bị lọc đảm bảo chất lượng nước theo quy chun QCVN 02/2009/BYT).

2. Khó khăn, hạn chế trong công tác cấp nước an toàn nông thôn

- Công tác chỉ đạo của các cấp chính quyền về thực hiện cấp nước an toàn chưa được thường xuyên, liên tục; việc lấy mẫu phân tích, đánh giá và kiểm soát chất lượng nước của các cơ quan quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn chưa thường xuyên.

- Do ảnh hưởng của thiên tai, mưa lũ công trình nhanh xuống cấp, hư hỏng, thiếu kinh phí khắc phục, sửa cha; do tác động của biến đổi khí hậu một số công trình bị mất nguồn cung cấp nước vào mùa khô dẫn đến khả năng cấp nước hạn chế (chỉ cấp được vài tháng trong năm hoặc cấp cho một số hộ), chất lượng nước không đảm bảo, không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước của người dân. Vì vậy nhân dân không sẵn sàng đóng tiền sử dụng nước dẫn đến công tác duy tu, bảo dưỡng công trình không được quan tâm thực hiện thường xuyên, nhanh xuống cấp và hư hỏng.

- Khó khăn trong thu tiền nước: nhiều công trình được đầu tư xây dựng chủ yếu cấp nước cho các hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số kinh tế rất khó khăn, trình độ dân trí thấp do vậy không thu được tiền nước.

- Đa phần các công trình cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh được đầu tư thiết bị xử lý nước với công nghệ xử lý còn đơn giản và lạc hậu (chỉ có lọc thô), nhân dân sử dụng nước từ đầu nguồn không kiểm soát được chất lượng nước. Tỷ lệ hao hụt còn cao so với quy chuẩn, áp lực cấp nước không ổn định, không đảm bảo.

- Hầu hết các công trình hiện vẫn do cộng đồng thôn bản tổ chức quản lý do nhân dân bầu chọn nên hoạt động còn chưa thật sự hiệu quả, thành viên tổ quản lý đa phần làm kiêm nhiệm, thiếu chuyên môn và trách nhiệm chưa cao; trình độ quản lý, vận hành và bảo trì của các tổ quản lý công trình cấp nước còn hạn chế.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xác định nước sạch là một loại sản phẩm, hàng hóa đặc biệt, phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người và sự phát triển kinh tế xã hội.

- Cấp nước an toàn góp phần tiết kiệm tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và hướng tới phát triển bền vững.

- Nâng cao nhận thức của người dân nông thôn về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm và an toàn.

- Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, vận hành và tăng tỷ lệ tính bền vững công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn.

[...]