Kế hoạch 158/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 158/KH-UBND
Ngày ban hành 19/04/2022
Ngày có hiệu lực 19/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Hoàng Quốc Khánh
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
LÀO CAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 158/KH-UBND

Lào Cai, ngày 19 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH LÀO CAI, GIAI ĐOẠN 2021-2025

Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 1689/QĐ-TTg ngày 11/10/2021 ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội; số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ các Quyết định của Thtướng Chính phủ: số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; số 319/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025; s320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện, quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới và Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;

Để triển khai thực hiện thắng lợi các nội dung, nhiệm vụ, kế hoạch Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 theo quy định của Trung ương; Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai ln thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Đán 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dng nông thôn mới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025; Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 09/6/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025, cụ th như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Xây dựng nông thôn mới để đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn không ngừng được nâng cao; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, kết nối chặt chẽ với quá trình đô thị hóa; kinh tế nông thôn phát triển mạnh mẽ, trình độ sản xuất tiên tiến, nông dân chuyên nghiệp, sản phm có sức cạnh tranh cao, sản xut nông nghiệp gn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và chđộng ứng phó với biến đi khí hậu;

- Xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định và giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường, cảnh quan, không gian sống sáng, xanh, sạch, đẹp; hệ thống chính trị được tăng cường, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.

- Xây dựng nông thôn mới tạo ra sự phát triển hài hoà giữa các vùng, đặc biệt là tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các khu vực có nhiều khó khăn như ở vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc ít người.

- Huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới và hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

2. Yêu cầu:

- Cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh tích cực hưởng ứng tham gia, đồng lòng, chung sức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, để chương trình đi vào cuộc sống, nâng cao vai trò của Nhân dân, cộng đồng dân cư, phát triển khu vực nông thôn, giảm chênh lệch khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

- Công tác lãnh chỉ đạo, triển khai thực hiện thống nhất từ cấp tỉnh đến cơ svề quan điểm, mục tiêu, kế hoạch thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2021 - 2025; triển khai các giải pháp trọng tâm, trọng điểm và lồng ghép hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng đời sống người dân khu vực nông thôn.

II. MỤC TIÊU

1. Cấp huyện: Đến hết năm 2025, toàn tỉnh có 03 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới/đạt chuẩn nông thôn mới[1]; phấn đấu huyện Văn Bàn đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2030 (phấn đấu đến năm 2025: 100% số xã đạt 19/19 tiêu chí). Trong đó: phấn đấu huyện Bảo Thắng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, công nhận “Huyện đạt chun nông thôn mới nâng cao”.

2. Cấp xã: Đến hết năm 2025, toàn tỉnh có 94/127 xã duy trì và đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 74% tổng số xã trên địa bàn tỉnh (tăng 37 xã so với giai đoạn 2016 - 2020). Trong các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới thì phải có 40% số xã đạt chuẩn “Xã nông thôn mới nâng cao” và 10% số xã đạt chuẩn “Xã nông thôn mới kiểu mẫu”.

3. Bình quân tiêu chí xã nông thôn mới đạt 18,16 tiêu chí/xã. Không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí. Đến hết năm 2025 thì 100% số xã trên địa bàn tỉnh hoàn thành 4 tiêu chí, gồm: Quy hoạch; Thuỷ lợi và phòng chống thiên tai; Cơ sở vật chất văn hoá; Lao động.

4. Cấp thôn: Đến hết năm 2025, toàn tỉnh có 70% tổng số thôn trên địa bàn tnh được UBND cấp huyện công nhận hoàn thành “Thôn nông thôn mới”, trong đó có 30% sthôn đạt chuẩn nông thôn mới hoàn thành “Thôn kiểu mẫu”.

5. Về xây dựng thôn nông thôn mới tại các xã đặc biệt khó khăn biên giới, vùng núi: Đến hết năm 2025, có ít nhất 60% số thôn của 13 xã[2] được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí thôn nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025, trong đó tiếp tục duy trì 26 thôn đã được công nhận đạt chun.

(Chi tiết tại Phụ biểu số 01 kèm theo)

III. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN

1. Xây dựng huyện, thị xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao

- Tổ chức rà soát, đánh giá hiện trạng xây dựng nông thôn mới tại các huyện, thị xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch giai đoạn và hàng năm tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo các cấp theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện.

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

(Chi tiết tại Phụ biểu s 1.6 kèm theo)

[...]