ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 246/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 12
năm 2017
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ THỂ THAO TRƯỜNG HỌC GIAI ĐOẠN 2018-2020,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG THUỘC THÀNH PHỐ
Thực hiện Quyết định số
1061/QĐ-LĐTBXH ngày 05/7/2017 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban
hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020,
định hướng đến năm 2025; UBND Thành phố ban hành Kế hoạch phát triển giáo dục
thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025
đối với các trường trung cấp, cao đẳng thuộc Thành phố như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo
dục thể chất và thể thao trường học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm
tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn diện, trang bị kiến thức, kỹ năng
vận động cơ bản và hình thành thói quen tập luyện thể dục, thể thao thường
xuyên cho học sinh, sinh viên; gắn giáo dục thể chất, thể thao trường học với
giáo dục ý chí, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; đáp ứng nhu cầu vui chơi giải
trí, lành mạnh cho học sinh, sinh viên, góp phần hoàn thiện nhân cách cho học
sinh, sinh viên trong thời kỳ đổi mới.
- Góp phần đảm bảo mục tiêu Kế hoạch
thực hiện Quyết định số 1076/QĐ- TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai
đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Phát triển giáo dục thể chất và
thể thao trường học giai đoạn 2017 - 2020
a) Về giáo dục thể chất
- Phấn đấu 100% trường trung cấp, cao
đẳng thực hiện đầy đủ nội dung, chương trình môn học giáo dục thể chất trong
chương trình giáo dục, đào tạo.
- Phấn đấu 100% trường trung cấp, cao đẳng thực hiện đổi mới
phương pháp dạy và học, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả môn học giáo dục thể
chất.
b) Về hoạt động thể thao trường học
- Phấn đấu 80% trường trung cấp, cao
đẳng tổ chức dạy hoặc phổ biến các môn võ thuật cổ truyền
Việt Nam.
- Có ít nhất 85% số học sinh, sinh
viên thường xuyên tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa, trong đó 80% đạt tiêu
chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực theo độ tuổi.
- Phấn đấu 100% trường trung cấp, cao
đẳng có câu lạc bộ các môn thể thao dành cho học sinh, sinh viên và được duy
trì hoạt động thường xuyên.
- Phấn đấu 100% trường trung cấp, cao
đẳng hàng năm tổ chức các giải thi đấu thể thao học sinh, sinh viên cấp cơ sở;
khuyến khích tổ chức học sinh, sinh viên tham gia các giải thi đấu thể thao học sinh, sinh viên cấp tỉnh, cấp khu vực, cấp toàn quốc.
c) Về cơ sở vật chất, trang thiết bị,
dụng cụ phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học:
- Phấn đấu 90% trường trung cấp, cao
đẳng công lập có sân tập thể thao hoặc có nhà tập (nhà đa năng) được trang bị đạt
tiêu chuẩn quy định.
- Phấn đấu 100% công trình thể thao
trong các trường trung cấp, cao đẳng thuộc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được
ngành giáo dục nghề nghiệp, giáo dục và đào tạo và ngành thể dục, thể thao phối
hợp khai thác, sử dụng hiệu quả.
d) Về giáo viên, giảng viên thể dục,
thể thao theo từng cấp học và trình độ đào tạo
- Có ít nhất 90% trường trung cấp,
cao đẳng có đủ giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao và
bảo đảm tiêu chuẩn, trình độ đào tạo theo quy định; đào tạo, bồi dưỡng, phát
triển đội ngũ trọng tài thể thao nghiệp dư từ đội ngũ giáo viên, giảng viên thể
dục thể thao của cơ sở.
- Hàng năm tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật thông tin, kỹ thuật, kỹ năng các môn thể dục thể
thao hiện đại, các phương pháp giảng dạy tiên tiến, phát huy hiệu quả cao nhất
cho công tác giảng dạy.
2.2. Định hướng phát triển giáo dục
thể chất và thể thao trường học đến năm 2025
a) Về giáo dục thể chất: Tiếp tục
nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong các nhà trường; bảo đảm 100% trường
trung cấp, cao đẳng thực hiện đầy đủ, có hiệu quả nội dung, chương trình môn học
giáo dục thể chất.
b) Về hoạt động thể thao trường học
- Bảo đảm 100% học sinh, sinh viên
thường xuyên tham gia tập luyện thể dục, thể thao và đạt tiêu chuẩn đánh giá, xếp
loại thể lực theo độ tuổi.
- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức
thể thao trường học, phát triển câu lạc bộ các môn thể thao; tăng nhanh số trường
trung cấp, trường cao đẳng tổ chức dạy võ thuật cổ truyền Việt Nam cho học
sinh, sinh viên so với năm 2020.
- Hoàn thiện hệ thống thi đấu thể
thao, trong đó chú trọng ở cấp cơ sở, thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham
gia.
c) Về cơ sở vật chất, trang thiết bị,
dụng cụ phục vụ giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học
- Tăng cường cơ sở vật chất theo hướng
chuẩn hóa trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giáo dục thể chất
và thể thao trường học đáp ứng nhu cầu hoạt động và thi đấu các môn thể thao của
học sinh, sinh viên.
- Tăng cường phối hợp để khai thác, sử
dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tập luyện thể dục, thể
thao do ngành thể dục, thể thao và ngành giáo dục quản lý.
d) Về giáo viên, giảng viên thể dục,
thể thao
- Phấn đấu 100% trường trung cấp, cao
đẳng có đủ giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao và bảo đảm tiêu chuẩn, trình
độ đào tạo theo quy định.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, phát
triển đội ngũ trọng tài thể dục, thể thao nghiệp dư đảm bảo phục vụ các cấp độ
hoạt động thể dục thể thao của học sinh, sinh viên.
- Hàng năm tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật thông tin, kỹ thuật, kỹ năng các môn thể dục thể
thao hiện đại, các phương pháp giảng dạy tiên tiến, phát huy hiệu quả cao nhất
cho công tác giảng dạy.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP
1. Tăng cường
công tác truyền thông, nâng cao nhận thức
a) Tăng cường công tác truyền thông,
nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường
và xã hội bao gồm người học đối với việc phát triển giáo dục thể chất và thể
thao trường học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
b) Phối hợp cơ quan thông tấn, báo
chí trung ương và thành phố Hà Nội trong việc tuyên truyền phát triển giáo dục
thể chất và thể thao trường học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
c) Biểu dương, khen thưởng kịp thời
các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân triển khai có hiệu
quả, đóng góp tích cực cho phát triển giáo dục thể chất và
thể thao trường học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Phương pháp,
hình thức tổ chức hoạt động, phát triển thể dục, thể thao trường học
a) Tổ chức nhiều hoạt động vận động,
tập luyện và thi đấu thể dục, thể thao phù hợp trên cơ sở sự hứng thú, phát huy
tính tự giác, khả năng tự học, tự rèn luyện của học sinh, sinh viên.
b) Thực hiện kiểm tra, đánh giá toàn
diện công tác giáo dục thể chất đối với từng bậc học, trong đó chú trọng đánh
giá về kỹ năng, năng lực vận động, thái độ, thói quen tập luyện thể dục, thể
thao ở trong và ngoài nhà trường của học sinh, sinh viên.
c) Đổi mới nội dung, hình thức hoạt động
thể thao trường học theo hướng đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện, đặc
điểm cụ thể của nhà trường, đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi và trình độ đào tạo
của học sinh, sinh viên.
d) Phát triển hệ thống thi đấu thể
thao cấp trường; chú trọng tổ chức các giải thi đấu thể thao, hội thao, các cuộc
thi, ngày hội thể thao kết hợp với sinh hoạt, giao lưu văn hóa đáp ứng nhu cầu
vui chơi giải trí của học sinh, sinh viên.
đ) Duy trì, phát triển các loại hình
câu lạc bộ thể dục, thể thao trong các trường trung cấp, cao đẳng; chú trọng
phát triển đa dạng các môn thể thao, khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia
các hoạt động thể thao ngoại khóa.
e) Từng bước tổ chức việc dạy và học
võ thuật cổ truyền Việt Nam trong các nhà trường, phù hợp với điều kiện cụ thể
của từng trường và trình độ đào tạo.
3. Tăng cường cơ
sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường
học
a) Quan tâm phát triển cơ sở vật chất
(bao gồm cả trang thiết bị, dụng cụ) phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường
học.
b) Khuyến khích xã hội hóa trong đầu
tư xây dựng hệ thống sân tập, nhà tập đa năng, bể bơi, mua sắm trang thiết bị
trong các trường trung cấp, cao đẳng.
c) Tăng cường sự phối hợp, gắn kết
cùng khai thác sử dụng các cơ sở tập luyện, thi đấu thể thao trong trường.
d) Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ
việc triển khai thực hiện xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục
vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học.
4. Xây dựng đội ngũ
giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao bảo đảm đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn
quy định
a) Từng bước chuẩn hóa số lượng đội
ngũ giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao tại các trường trung cấp, cao đẳng.
b) Thường xuyên tổ chức hiệu quả các
hoạt động tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ,
phương pháp dạy và học cho đội ngũ giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao
trong các trường trung cấp, cao đẳng.
c) Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, phát
triển đội ngũ trọng tài thể thao nghiệp dư.
III. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà
nước (Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương); nguồn thu sự nghiệp của
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các nguồn tài trợ, huy động hợp pháp khác và nguồn vốn lồng ghép với các chương trình, đề án liên
quan.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội (Cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch)
- Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa và Thể
thao, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các trường trung cấp, cao đẳng triển
khai thực hiện kế hoạch phù hợp điều kiện thực tế.
- Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa và Thể
thao, Sở Nội vụ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về chuyên môn
nghiệp vụ, phương pháp dạy và học cho đội ngũ giáo viên, giảng viên thể dục, thể
thao nhằm từng bước chuẩn hóa số lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên thể dục,
thể thao tại các trường trung cấp, cao đẳng; đồng thời,
quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ trọng tài thể thao nghiệp dư.
- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Tài chính, các trường đề xuất kinh phí thực hiện kế hoạch hàng năm trình UBND
Thành phố phê duyệt.
- Giám sát việc thực hiện kiểm tra
đánh giá tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh trong các nhà trường.
- Tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch
hàng năm, báo cáo UBND Thành phố; đề xuất khen thưởng (nếu có).
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp Sở Lao động Thương
binh và Xã hội và các Sở, ngành liên quan chỉ đạo triển khai thực hiện toàn diện
nội dung kế hoạch đối với các trường trung cấp, cao đẳng thuộc khối trường sư
phạm.
3. Sở Văn hóa và Thể thao
- Phối hợp Sở Lao động Thương binh và
Xã hội chỉ đạo các trường trung cấp, cao đẳng triển khai thực hiện kế hoạch phù
hợp điều kiện thực tế.
- Phối hợp Sở Lao động Thương binh và
Xã hội tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ,
phương pháp dạy và học cho đội ngũ giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao nhằm
từng bước chuẩn hóa số lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao tại
các trường trung cấp, cao đẳng; đồng thời, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, phát
triển đội ngũ trọng tài thể thao nghiệp dư.
4. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc
Thành phố bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch hàng năm trình UBND Thành phố phê
duyệt.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp Sở Tài chính, Sở Lao động
Thương binh và Xã hội, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc Thành phố bố trí
kinh phí thực hiện kế hoạch và đề xuất cơ chế chính sách thúc đẩy xã hội hóa tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ
giáo dục thể chất và thể thao trường học.
6. Sở Nội vụ
Phối hợp Sở Lao động Thương binh và
Xã hội, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về
chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp dạy và học cho đội ngũ giáo viên, giảng viên
thể dục, thể thao nhằm từng bước chuẩn hóa số lượng đội ngũ giáo viên, giảng
viên thể dục, thể thao tại các trường trung cấp, cao đẳng; đồng thời, đào tạo,
bồi dưỡng, phát triển đội ngũ trọng tài thể thao nghiệp
dư.
7. Đài Phát thanh và Truyền hình
Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế và Đô thị
Chủ động, tăng cường công tác truyền
thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành; người học, gia
đình, nhà trường và xã hội đối với việc phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
8. UBND các quận, huyện, thị xã
- Phối hợp Sở Lao động Thương binh và
Xã hội chỉ đạo các trường trung cấp, cao đẳng triển khai thực hiện kế hoạch.
- Quan tâm phối hợp tổ chức các giải
thể dục, thể thao có sự tham gia của học sinh, sinh viên các trường trung cấp,
cao đẳng góp phần thúc đẩy phong trào thể dục, thể thao
trong các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn.
9. Các trường trung cấp, cao đẳng
thuộc Thành phố
- Chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức
thực hiện Kế hoạch phát triển giáo dục thể chất và thể thao hàng năm tại đơn vị.
- Chủ động phối hợp Sở Lao động
Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đề xuất kinh phí thực
hiện kế hoạch.
- Khuyến khích các trường phối hợp
các cá nhân, tổ chức tăng cường đầu tư, khai thác cơ sở vật chất; phát triển
trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giáo dục thể chất và thể thao tại đơn vị.
- Tạo điều kiện cho giáo viên tham
gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ,
phương pháp dạy và học nhằm phát triển đội ngũ trọng tài thể thao nghiệp dư.
- Sử dụng hợp lý, hiệu quả đội ngũ
giáo viên thể dục, thể thao của trường.
UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc, Thủ
trưởng các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các trường trung cấp, cao đẳng
thuộc Thành phố tổ chức thực hiện các nội dung tại Kế hoạch; Định kỳ báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện hàng năm (gửi Sở Lao động
Thương binh và Xã hội tổng hợp chung).
Nơi nhận:
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
- Thường trực Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Phó Chủ tịch UBND Thành phố: Ngô Văn Quý, Nguyễn Doãn Toản;
- Các Sở, ngành, đơn vị liên quan;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các trường trung cấp, cao đẳng Thành phố;
- VPUB: CVP, PCVP N.N.Kỳ, T.V.Dũng, KGVX, KT, TKBT, TH;
- Lưu: VT, KGVX(Tue)
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Văn Quý
|