Kế hoạch 245/KH-UBND năm 2014 về tổ chức thực hiện các biện pháp ngăn chặn cháy lớn trên địa bàn huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh
Số hiệu | 245/KH-UBND |
Ngày ban hành | 19/02/2014 |
Ngày có hiệu lực | 19/02/2014 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Huyện Nhà Bè |
Người ký | Nguyễn Văn Trường |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 245/KH-UBND |
Nhà Bè, ngày 19 tháng 02 năm 2014 |
VỀ VIỆC TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN CHÁY LỚN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHÀ BÈ
Thực hiện Chỉ thị 22/2013/CT-UBND ngày 31/12/2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện các biện pháp ngăn chặn cháy lớn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được phân công, Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Triển khai có hiệu quả các biện pháp ngăn chặn lớn, nhằm đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy, hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy, thiệt hại do cháy gây ra. Đặc biệt, không để xảy ra cháy lớn trong thời gian tới góp phần đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Nhà Bè.
2. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy, tiến hành đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tuyên truyền, tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm, phát hiện và kiến nghị khắc phục kịp thời các thiếu sót có nguy cơ phát sinh cháy, nổ lớn.
3. Nâng cao hiệu quả trong công tác phòng cháy và cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. Phát hiện và xử lý kịp thời, hiệu quả, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do cháy, nổ gây ra.
4. Tăng cường công tác thường trực sẵn sàng chiến đấu, duy trì tốt công tác trực ban, trực chiến, sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để tham gia chữa cháy kịp thời, có hiệu quả, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do cháy, nổ gây ra.
a) Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các Chỉ thị của Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố, gồm: Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 23 tháng 10 năm 2008 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc tăng cường lãnh đạo công tác phòng cháy và cứu nạn - cứu hộ trên đại bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 14/2010/CT-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2010 về tăng cường công tác tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Chỉ thị số 23/2010/CT-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tăng cường công tác phòng cháy và chữa cháy chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; Chỉ thị số 19/2012/CT-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy trên địa bàn Thành phố. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, hộ gia đình, với yêu cầu thực hiện tốt công tác phòng cháy và chữa cháy là một trong những điều kiện cho sự tồn tại và phát triển bền vững của nền kinh tế;
b) Chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng phải tuân thủ một cách triệt để các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn phòng cháy và chữa cháy như: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 06:2010/BXD, TCVN 3890:2009, cụ thể là: Khoảng cách an toàn về phòng cháy, chữa cháy, giải pháp ngăn cháy lan, tường ngăn cháy, vật liệu chống cháy, chống cháy lan theo đường ống công nghệ, lối thoát hiểm,... Khi quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng phải tính toán hành lang cách ly ngăn chặn cháy lan, cháy lớn và phải chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình trước khi đưa vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng công trình phải thường xuyên kiểm tra, duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy. Thực hiện ngay việc giải tỏa phần diện tích lấn chiếm khoảng cách ngăn cháy và lối thoát nạn để sản xuất, kinh doanh;
c) Phối hợp chặt chẽ với Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy huyện Nhà Bè rà soát thống kê và phân loại cơ sở. Trong quá trình thực hiện cần xác định rõ các nguyên nhân dẫn đến cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng đối với từng loại hình cơ sở; Khảo sát thực trạng, đánh giá tình hình các khu dân cư có nguy cơ cháy cao để qua đó xây dựng quy hoạch, nâng cấp các khu nhà dễ cháy, giải tỏa thông thoáng các hẻm lấn chiếm trái phép, tạo khoảng cách an toàn phòng cháy chữa cháy chống cháy lan, mở rộng đường cho xe chữa cháy, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chữa cháy; ở khu dân cư, cần phải đầu tư xây dựng các bể nước dự trữ chữa cháy, điểm lấy nước chữa cháy hai bên bờ kênh rạch và vận động người dân tự nguyện đóng góp kinh phí mua sắm phương tiện chữa cháy tại chỗ, từng bước xã hội hóa công tác phòng cháy chữa cháy; Tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, khu công nghiệp Hiệp Phước, nhà cao tầng, các đơn vị cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao... phải lắp đặt hệ thống cảnh báo cháy kết nối với Trung tâm thông tin chỉ huy của Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố Hồ Chí Minh, để lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp kịp thời tiếp nhận thông tin báo cháy, điều động lực lượng tham gia chữa cháy và ngăn chặn cháy lớn;
d) Chú trọng đầu tư, trang bị các phương tiện chữa cháy phù hợp với tính chất hoạt động, thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng đảm bảo chất lượng sử dụng khi có sự cố cháy, nổ xảy ra; Phát huy phương châm 4 tại chỗ “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và vật tư, hậu cần tại chỗ”; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn cháy lán, kịp thời chấn chỉnh những hạn chế yếu kém, xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy;
đ) Ủy ban nhân dân các xã, Thị trấn phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy huyện Nhà Bè, các Cơ quan, ban ngành huyện, tăng cường chỉ đạo các cơ sở có nguy cơ cháy cao, nhất là các khu dân cư và các cơ sở trọng điểm về kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội, đặc biệt là bến cảng, Tổng kho xăng dầu và có các biện pháp ngăn chặn cháy lớn tại các cơ sở này.
e) Khi phát hiện xảy ra cháy, nổ, lực lượng tại chỗ phải chủ động báo ngay cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy biết qua số điện thoại 114, đồng thời huy động tối đa lực lượng, phương tiện sẵn có để chữa cháy và ngăn chặn không cho đám cháy phát triển cháy lớn. Tuyệt đối không được chủ quan tự cứu chữa đến khi đám cháy phát triển lớn vượt khỏi tầm kiểm soát mới báo cháy;
g) Lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại chỗ phải tổ chức tuần tra thường xuyên, kịp thời phát hiện cháy, huy động ngay lực lượng và phương tiện để dập tắt đám cháy ngay từ lúc mới phát sinh, không để cháy lớn. Huấn luyện sử dụng thành thạo các phương tiện chữa cháy được trang bị, tổ chức chữa cháy có hiệu quả.
a) Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành huyện và Ủy ban nhân dân xã, Thị trấn chỉ đạo lực lượng chức năng quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng và hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ; tổ chức kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm;
b) Chỉ đạo Ban Quản lý các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các cơ sở sản xuất nằm trong khu công nghiệp chủ động tự kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy; bố trí, sắp xếp các gian hàng, kho hàng hóa hợp lý; tăng cường các giải pháp chống cháy lan; quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt; thường xuyên kiểm tra và yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh chấp hành nghiêm chỉnh các quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy trong quá trình hoạt động;
Phối hợp với lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chuyên nghiệp xây dựng phương án chữa cháy với những tình huống xảy ra cháy lớn và tổ chức huy động lực lượng, phương tiện để xử lý.
3. Công ty Điện lực Duyên Hải:
a) Thường xuyên tổ chức kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời đảm bảo cho hệ thống điện trên địa bàn huyện vận hành an toàn, ổn định, tin cậy; có biện pháp phòng ngừa, tránh sự cố chạm chập gây cháy, nổ.
b) Trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với đài truyền thanh huyện tổ chức phổ biến, hướng dẫn nhân dân sử dụng điện “an toàn, tiết kiệm, hiệu quả”; phối hợp với UBND các xã, Thị trấn và Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy huyện Nhà Bè kiểm tra an toàn điện ở các khu dân cư, các cơ sở sản xuất có quy mô lớn.
c) Ngắt nguồn điện khu vực cháy kịp thời đảm bảo an toàn công tác chữa cháy và cứu nạn - cứu hộ.
4. Ban quản lý Khu công nghiệp Hiệp Phước:
a) Phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy trong đầu tư xây dựng, duy trì các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp theo thiết kế được phê duyệt phục vụ công tác chữa cháy cứu nạn - cứu hộ như: điều kiện về giao thông, nguồn nước, khoảng cách an toàn...;
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy;