Kế hoạch 243/KH-UBND năm 2019 về điều chỉnh Kế hoạch 109/KH-UBND về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2018-2020 do tỉnh Yên Bái ban hành

Số hiệu 243/KH-UBND
Ngày ban hành 22/10/2019
Ngày có hiệu lực 22/10/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Yên Bái
Người ký Nguyễn Văn Khánh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 243/KH-UBND

Yên Bái, ngày 22 tháng 10 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG KẾ HOẠCH SỐ 109/KH-UBND NGÀY 20/5/2018 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN GIAI ĐOẠN 2018-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 30/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phòng chống thiên tai quốc gia đến năm 2020.

y ban nhân dân tỉnh Yên Bái điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 20/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

1. QUAN ĐIỂM

1. Phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.

2. Kế hoạch phòng, chống thiên tai được thực hiện đồng bộ theo 3 giai đoạn: phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả. Nội dung phòng, chống thiên tai phải được lồng ghép trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

3. Chú trọng công tác quản lý rủi ro thiên tai, lấy phòng ngừa là chính; bám sát phương châm “4 tại chỗ”. Thực hiện các giải pháp quản lý tổng hợp, đồng bộ theo hệ thống, liên ngành, ứng dụng khoa học công nghệ kết hợp với kinh nghiệm truyền thống.

4. Kế hoạch phòng chống thiên tai phải kết hợp giữa khôi phục và nâng cấp sau thiên tai với yêu cầu xây dựng lại tốt hơn. Phòng, chống thiên tai phải kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; đu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai phải kết hợp đa mục tiêu, có trọng tâm, trọng điểm;

5. Sử dụng hiệu quả nguồn lực của nhà nước, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; có cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích doanh nghiệp đu tư vào phòng chống thiên tai.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai, nâng cao năng lực, tính chủ động của toàn xã hội trong phòng chống thiên tai, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống thiên tai, kết hợp giữa phòng chống thiên tai với phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, giảm thiêu rủi ro thiên tai.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, nâng cấp trang thiết bị về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

b) Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại về người, tài sn của Nhà nước và nhân dân, nhất là đối với hạn hán, rét đậm, rét hại, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hoàn lưu sau bão, áp thấp nhiệt đới, sạt lở bờ sông, suối.

c) Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, thực hiện đồng bộ các hoạt động phòng chống thiên tai gắn với phát triển kinh tế - xã hội và phát triển của các ngành, nâng cao hiệu quả đầu tư.

d) Làm cơ sở để tổ chức thực hiện các hoạt động phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

III. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG KẾ HOẠCH SỐ 109/KH-UBND CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Mục I, Phần I

“ 2. Hiện trạng dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tng:

Dân số toàn tỉnh năm 2018 là 815.566 người. Mật độ dân số trung bình là 118 người/km2. Tỉnh Yên Bái có 09 đơn vị hành chính (bao gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện) với tổng s180 xã, phường, thị trấn (157 xã và 23 phường, thị trấn). Trong đó có 02 huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải nằm trong 85 huyện nghèo của cả nước. Toàn tỉnh hiện có 81 xã đặc biệt khó khăn (xã khu vực III) chiếm 45%; 68 xã khu vực II, chiếm 37,8%; 31 xã, phường, thị trấn khu vực I, chiếm 17,2% tổng số xã, phường, thị trấn.

Về phát triển kinh tế: Trong năm 2018, tỉnh đã triển khai tốt các nội dung của Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ, Nghị quyết 35/NQ-HĐND ngày 14/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, y ban nhân dân tỉnh đã tập trung triển khai nhiệm vụ ngay từ đầu năm và chỉ đạo, điều hành các cấp, các ngành tổ chức thực hiện. Kết quả về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (giá so sánh 2010) đạt 6,31 % (năm 2017 là 6,19%). Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 21,9%; Công nghiệp - Xây dựng 26,24%; Dịch vụ 47,04%; thuế sản phẩm, trừ trợ cp sản phẩm 4,82%. Tng sản phm trên địa bàn bình quân đầu người ước đạt 33,6 triệu đồng, bằng 108,4% kế hoạch năm (kế hoạch là 31 triệu đồng), tăng 13,1% so với năm 2017.

Văn hóa, xã hội được quan tâm, triển khai hiệu quả. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, văn hóa, thể thao diễn ra sôi động, phong phú. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường. Các chế độ chính sách đi với người có công, hộ nghèo, đồng bào vùng đặc biệt khó khăn được quan tâm thực hiện kịp thời, đy đủ. Đời sng nhân dân n định, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác ứng phó, khắc phục hậu quả của thiên tai được tập trung thực hiện kịp thời, quyết liệt và nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, các ngành, các địa phương, các tổ chức, cá nhân và cả cộng đồng. Công tác cải cách thủ tục hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được chỉ đạo sát sao.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp có nhiều đổi mới, trong đó đã quan tâm xây dựng và tổ chức triển khai các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, lĩnh vực; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh, ưu tiên nguồn lực cho các lĩnh vực trụ cột, các dự án có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội; thường xuyên nắm bắt tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, doanh nghiệp.

Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, không phát sinh các vụ việc phức tạp. Lực lượng vũ trang đảm bảo chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm an toàn các khu vực trọng điểm, đảm bảo vũ khí trang bị, lực lượng, phương tiện sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục được đy mạnh, an ninh vùng dân tộc thiểu số, an ninh trong lĩnh vực tôn giáo được đảm bảo. Công tác bảo đảm an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội đạt kết quả tốt”.

2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Mục I, Phần I

“3. Tình hình thiên tai - thiệt hại

[...]