Kế hoạch 243/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012-2016” đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Số hiệu | 243/KH-UBND |
Ngày ban hành | 19/09/2017 |
Ngày có hiệu lực | 19/09/2017 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lào Cai |
Người ký | Đặng Xuân Phong |
Lĩnh vực | Giáo dục |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 243/KH-UBND |
Lào Cai, ngày 19 tháng 9 năm 2017 |
Thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021; Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012 - 2016” đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Lào Cai (sau đây viết tắt là Đề án), cụ thể như sau:
1. Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, Nhà nước giữ vai trò nòng cốt; khuyến khích, tạo điều kiện và huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia; đề cao trách nhiệm và từng bước hình thành thói quen chủ động học tập, tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân; gắn kết chặt chẽ với hòa giải ở cơ sở, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; chú trọng các vấn đề dư luận xã hội quan tâm cần định hướng dư luận xã hội. Bảo đảm tính khả thi, kế thừa, phát triển, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, lĩnh vực, hướng về cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và nhu cầu xã hội để tạo đồng thuận trong thực hiện.
2. Bám sát quan điểm, mục tiêu và nội dung của Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021; Chỉ đạo Hướng dẫn của Hội Luật gia Việt Nam tại Công văn số 198/HLGVN ngày 20/7/2017 về việc thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017 - 2021”.
3. Phát huy vai trò của Hội Luật gia tỉnh; tăng cường các hoạt động phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước và các cấp Hội Luật gia, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương để thúc đẩy công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.
4. Tăng cường xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia tích cực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước bằng pháp luật.
5. Việc triển khai thực hiện có sự kết hợp, lồng ghép các hoạt động của Đề án với các chương trình, kế hoạch, đề án khác đang được triển khai tại địa phương về phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý. Bảo đảm triển khai sâu rộng, toàn diện, đồng bộ các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao theo Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng và nhân rộng các mô hình, cách làm mới, hiệu quả, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn và nhu cầu của nhân dân.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG, PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý tại các cấp Hội Luật gia và một số tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương, trên cơ sở đó lựa chọn mô hình, đề ra các biện pháp thực hiện, huy động sự tham gia của hội viên Hội Luật gia các cấp, thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật miễn phí, phát huy trách nhiệm xã hội của lực lượng này.
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý 4 năm 2017 và các năm tiếp theo.
2. Tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng trợ giúp pháp lý, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ Luật gia, cán bộ làm công tác tư vấn pháp luật của các tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các tổ chức này.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Hội Luật gia tỉnh; các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
3. Tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động kết hợp với tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lưu động theo từng lĩnh vực chuyên đề pháp luật phù hợp với các tầng lớp nhân dân (theo nhóm đối tượng, địa bàn...), trọng tâm là các xã nghèo, đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu, các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật, tội phạm.
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thuộc Sở Tư pháp) và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm (mỗi năm chọn 27 thôn thuộc 9 xã của 03 huyện).
4. Biên soạn, xuất bản và cung cấp các tài liệu bổ trợ về kiến thức và kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho các tổ chức xã hội, với nội dung gắn với đặc thù chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của từng tổ chức.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Hội Luật gia tỉnh; các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
5. Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, bảo đảm có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn sâu, am hiểu pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ tốt; bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật biết tiếng dân tộc thiểu số tại các đơn vị; lựa chọn một số địa bàn tại các xã thuộc 09 huyện/thành phố trong tỉnh để triển khai hoạt động xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia tỉnh;