Kế hoạch 38/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 – 2016 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Số hiệu 38/KH-UBND
Ngày ban hành 06/03/2015
Ngày có hiệu lực 06/03/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Trần Thị Thái
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 06 tháng 3 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ GIAI ĐOẠN 2015 – 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Thực hiện Quyết định số 1133/QĐTTg ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các Đề án tại Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Kế luận số 04/KL-TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI), Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Kế hoạch thực hiện đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý” giai đoạn 2015 – 2016 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp như sau:

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1. Mục đích:

Triển khai thực hiện Đề án Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 – 2016 trên địa bàn tỉnh nhằm cụ thể hóa các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về việc xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư, khai thác tiềm năng trong xã hội, phát huy vai trò các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.

2. Yêu cầu

- Việc triển khai thực hiện đề án này phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và thiết thực, hiệu quả. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.

- Hội Luật gia Tỉnh và các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp cần phát huy tốt vai trò của tổ chức mình trong quá trình thực hiện Đề án xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Xây dựng các chính sách, cơ chế về xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý

Căn cứ theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, các quy định pháp luật có liên quan và tình hình thực tế của Tỉnh, đề xuất xây dựng các chính sách, cơ chế nhằm thu hút, khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội tham gia vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cũng như những ưu đãi đối với các cá nhân, tổ chức khi tham gia thực hiện công tác này.

Thời gian thực hiện: năm 2015.

2. Xây dựng các mô hình xã hội hóa thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trợ giúp pháp lý

- Tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý tại các địa phương. Xây dựng điểm các mô mình thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý trên cơ sở tăng cường lồng ghép, hỗ trợ hoạt động, huy động sự tham gia của các thành viên, hội viên của Hội Luật gia các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

- Trên cơ sở các nguồn lực sẵn có, thí điểm tổ chức Trung tâm pháp luật cộng đồng tại Trung tâm Tư vấn pháp luật, Chi nhánh Trung tâm Tư vấn pháp luật để thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý miễn phí, kết hợp với công tác hòa giải giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ cho người dân.

Thời gian thực hiện:

- Năm 2015: thí điểm thực hiện các mô hình.

- Năm 2016: đánh giá, nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả cao.

3. Nâng cao năng lực cho các cấp Hội Luật gia, các tổ chức chính - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp trong hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.

- Tổ chức biên soạn, cung cấp tài liệu về phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho các Hội Luật gia tại cơ sở, các tổ chức chính - xã hội, xã hội – nghề nghiệp (gắn với đặc thù chức năng, nhiệm vụ và lĩnh hoạt động của từng tổ chức) để thực hiện công tác này.

- Tổ chức tập huấn bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho các thành viên Hội Luật gia các cấp, các cán bộ, thành viên của các tổ chức chính - xã hội, xã hội – nghề nghiệp có thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý.

- Hỗ trợ tạo điều kiện cần thiết về trang thiết bị, kinh phí cho Hội Luật gia các cấp và một số tổ chức liên quan trong thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho nhân dân

Thời gian thực hiện: năm 2015 – 2016.

4. Tăng cường sự phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp nhằm đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý

Trên cơ sở định hướng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý của Ủy ban nhân dân Tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương, Hội Luật gia Tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp Tỉnh xây dựng các chương trình, kế hoạch phối hợp với các cơ quan nhà nước để triển khai thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý nhằm phát huy vai trò của các luật gia, luật sư, tư vấn viên pháp luật và các nguồn lực khác của các Hội, đoàn thể, tổ chức xã hội – nghề nghiệp vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.

Thời gian thực hiện: năm 2015 – 2016.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

[...]