ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 242/KH-UBND
|
Sơn La, ngày 28 tháng 12 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG
TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN
2021-2025”
Căn cứ Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày
14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo
hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 -
2025”; Công văn số 1721/UBDT-DTTS ngày 09/12/2020 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng
dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ
giai đoạn 2021-2025 (giai đoạn II);
Căn cứ kết quả Phiên họp 55 - UBND tỉnh
Sơn La khóa XIV tại Thông báo số 429/TB-VPUB ngày 25/12/2020 của Văn phòng UBND
tỉnh.
Theo đề nghị của Ban Dân tộc tỉnh tại
Tờ trình số 81/TTr-BDT ngày 16/12/2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai
thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn II
(2021-2025), cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của
các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị trong
thực hiện có hiệu quả các nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015.
- Nâng cao nhận thức, ý thức trách
nhiệm của xã hội, cộng đồng và người dân vùng dân tộc thiểu số trong thực hiện
các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
- Tạo sự đồng thuận trong xã hội nhằm
ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao chất
lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số.
2. Yêu cầu:
- Các hoạt động thực hiện nội dung,
nhiệm vụ của Đề án phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách
pháp luật của Nhà nước về hôn nhân và gia đình.
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền,
cung cấp thông tin, phổ biến pháp luật; truyền thông, vận động, tư vấn, can thiệp,
hỗ trợ... nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, tăng cường khả năng tiếp cận
thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng, nhất là ở các địa bàn vùng dân
tộc thiểu số tham gia công tác tuyên truyền, vận động xóa bỏ những hủ tục lạc hậu
trong hôn nhân còn tồn tại ở một số dân tộc thiểu số.
- Tăng cường quản lý, kiểm tra, kịp
thời phát hiện, ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan về hôn
nhân và gia đình.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo
sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong tổ chức
triển khai thực hiện đề án.
II. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA
BÀN, THỜI GIAN
1. Đối tượng
- Thanh niên, vị thành niên nam, nữ
là người dân tộc thiểu số chưa kết hôn, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
- Cán bộ cơ sở tham gia tuyên truyền,
ngăn ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
- Già làng, trưởng bản, người có uy
tín và hộ dân trong đồng bào dân tộc thiểu số.
- Cấp ủy, chính quyền xã, bản và các
tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia thực hiện Đề án.
- Giáo viên và học sinh ở các trường
phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú; các trường phổ thông có cấp
trung học phổ thông, cấp trung học cơ sở đóng trên địa bàn các xã vùng dân tộc
thiểu số.
2. Địa bàn: Đề án được triển khai thực hiện tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số
đang sinh sống, cư trú trên địa bàn tỉnh Sơn La.
3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến năm 2025.
III. NỘI DUNG, HOẠT
ĐỘNG
1. Các nội dung thực hiện hoạt động
tuyên truyền của Đề án
- Tổ chức các hoạt động truyền truyền
nhằm hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc
thiểu số trên địa bàn tỉnh như: tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao lưu văn
hóa, lễ hội...
- Xây dựng, biên soạn tờ rơi, tờ gấp,
tài liệu và các sản phẩm truyền thông tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận
huyết thống trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa
tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc
thiểu số tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú;
các trường phổ thông có cấp trung học phổ thông, cấp trung
học cơ sở đóng trên địa bàn các xã vùng DTTS.
- Tổ chức các hoạt động giao lưu học
tập, trao đổi kinh nghiệm nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức,
kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân và gia
đình; cách làm tốt thực hiện ngăn ngừa, hạn chế nạn tảo
hôn, hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số tại các đơn vị
trong và ngoài tỉnh cho cấp ủy, chính quyền xã, bản và các tổ chức, cá nhân có
liên quan tham gia thực hiện Đề án.
2. Kiểm tra, đánh giá, tổ chức hội
nghị sơ kết, tổng kết thực hiện
- Quản lý, kiểm tra, chỉ đạo hướng dẫn
thực hiện Chương trình.
- Tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết
đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án giai đoạn II (2021-2025) trên địa
bàn tỉnh.
- Khen thưởng, biểu dương các cá
nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc tham gia thực hiện đề án.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
1. Nguồn
kinh phí để thực hiện các hoạt động của Đề án do ngân sách Nhà nước đảm bảo bao
gồm: Nguồn kinh phí được cấp từ Trung ương và một phần kinh phí cân đối từ ngân
sách địa phương hỗ trợ.
2. Nhu cầu
kinh phí giai đoạn 2021-2025 là: 5.895 triệu đồng.
Trong đó, phân kỳ theo các năm:
- Năm 2021: 1.087 triệu đồng.
- Năm 2022: 1.133 triệu đồng.
- Năm 2023: 1.271 triệu đồng.
- Năm 2024: 1.133 triệu đồng.
- Năm 2025: 1.271 triệu đồng.
(Có
Biểu chi tiết nhu cầu, phân kỳ vốn kèm theo)
3. Nội
dung và mức chi các hoạt động, nhiệm vụ của Đề án thực hiện theo các quy định
tài chính hiện hành của Nhà nước.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Dân tộc
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành
liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai kế hoạch thực hiện
đề án đảm bảo đúng quy định.
- Xây dựng, ban hành và tổ chức triển
khai thực hiện kế hoạch hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh để thực hiện Đề án.
- Hàng năm, trên cơ sở kinh phí được
phân bổ và các nội dung hoạt động của kế hoạch được phê
duyệt, Ban Dân tộc tỉnh chủ trì xây dựng dự toán chi tiết triển khai thực hiện
theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm
tra, đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động của Kế hoạch; sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện đề án. Định kỳ hàng năm báo
cáo Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành liên quan và UBND tỉnh kết quả thực hiện
theo quy định.
2. Sở Tài chính:
Trên cơ sở đề xuất của Ban Dân tộc tỉnh,
tổng hợp dự toán trong kế hoạch ngân sách hàng năm của tỉnh gửi Bộ Tài chính, Ủy
ban Dân tộc tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ kinh phí thực hiện
Đề án từ nguồn ngân sách trung ương.
Hướng dẫn, cân đối kinh phí từ ngân
sách tỉnh để thực hiện kế hoạch; đảm bảo kinh phí được thực hiện các hoạt động
đặc thù theo quy định của Pháp luật.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố tổng hợp kế hoạch; phối hợp với Sở Tài chính bố trí kinh phí
thực hiện kế hoạch.
4. Sở Tư pháp: Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ngành liên quan liên quan tổ
chức triển khai thực hiện, tuyên truyền phổ biến pháp luật về tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh để đảm bảo
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Ngành.
5. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh xây dựng các nội dung hoạt động
của kế hoạch thông qua công tác tuyên truyền góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu
tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
6. Sở Thông tin và truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh chỉ đạo các cơ quan báo chí đẩy
mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục, chuyển đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số để thực hiện các mục tiêu của Đề án.
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ban, ngành đẩy mạnh
công tác tuyên truyền về phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống lồng
ghép với các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch và hệ
thống thiết chế văn hóa các cấp.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo
các huyện, các các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú;
các trường phổ thông có cấp trung học phổ thông, cấp trung học cơ sở đóng trên
địa bàn các huyện xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa phù hợp với điều
kiện của nhà trường, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học
sinh, nhằm thay đổi, nhận thức về hôn nhân, ngăn chặn đẩy
lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
9. Các Sở, ban ngành có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với
Ban Dân tộc chỉ đạo triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của kế hoạch liên
quan đến lĩnh vực quản lý của ngành; tổ chức lồng ghép với các chương trình, đề
án liên quan của sở, ngành đang triển khai thực hiện, góp phần thực hiện có hiệu
quả các mục tiêu của Đề án đề ra.
10. UBND các huyện, thành phố: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp
với Ban Dân tộc tỉnh triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch.
Trong quá trình triển khai thực hiện
kế hoạch này, nếu có vướng mắc, Thủ trưởng các Sở, ngành, các huyện, thành phố,
kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Ban Dân tộc) để xem xét chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ
(b/c);
- Ủy ban Dân tộc (b/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Các Ban Đảng tỉnh ủy;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Sơn La;
- Kho bạc Nhà nước tỉnh;
- Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Báo Sơn La, Đài Phát thanh - TH tỉnh;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh (LĐVP, CVCK);
- Lưu: VT, TH. Giang36b.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Tráng Thị Xuân
|
BIỂU DỰ KIẾN NHU CẦU VÀ PHÂN KỲ VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 498/QĐ-TTG NGÀY
14/4/2015 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo kế hoạch số 242/KH-UBND ngày 28/12/2020 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Sơn La)
Đơn vị
tính: Triệu đồng
TT
|
Nội
dung thực hiện
|
Tổng
cộng
|
Kế
hoạch 5 năm
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
|
Tổng
cộng
|
5.895
|
1.087
|
1.133
|
1.271
|
1.133
|
1.271
|
I
|
Các nội dung thực hiện hoạt động
tuyên truyền của Đề án
|
5.379
|
1.039
|
1.085
|
1.085
|
1.085
|
1.085
|
1
|
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh như: (tổ chức các hội nghị,
hội thảo, giao lưu văn hóa, lễ hội ...)
|
3.540
|
708
|
708
|
708
|
708
|
708
|
2
|
Xây dựng, biên soạn tờ rơi, tờ gấp,
tài liệu và các sản phẩm truyền thông tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận
huyết thống trên địa bàn tỉnh
|
440
|
80
|
90
|
90
|
90
|
90
|
3
|
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa
tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc
thiểu số tại các trường Trung học Phổ thông, Phổ thông Dân tộc bán trú, Trung
học cơ sở đóng trên địa bàn các huyện
|
1.054
|
182
|
218
|
218
|
218
|
218
|
4
|
Tổ chức tham quan
trong hoặc ngoài tỉnh để trao đổi học hỏi kinh nghiệm
|
345
|
69
|
69
|
69
|
69
|
69
|
II
|
Kiểm tra, đánh giá, tổ chức hội
nghị sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án
|
516
|
48
|
48
|
186
|
48
|
186
|
1
|
Kiểm tra, đánh giá thực hiện Đề án
|
240
|
48
|
48
|
48
|
48
|
48
|
2
|
Hội nghị sơ kết, tổng kết thực hiện
Đề án
|
276
|
|
|
138
|
|
138
|