Kế hoạch 240/KH-UBND về triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) năm 2020 của thành phố Hải Phòng
Số hiệu | 240/KH-UBND |
Ngày ban hành | 02/10/2020 |
Ngày có hiệu lực | 02/10/2020 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hải Phòng |
Người ký | Nguyễn Văn Thành |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 240/KH-UBND |
Hải Phòng, ngày 02 tháng 10 năm 2020 |
Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;
Thực hiện Kế hoạch số 141/KH-UBND ngày 30/5/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo;
Thực hiện Quyết định số 3319/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Chương trình công tác năm 2020 của thành phố;
Để tiếp tục tạo những chuyển biến tích cực về môi trường đầu tư kinh doanh và vị trí xếp hạng chỉ số PCI của thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Sở, ban, ngành và địa phương (department and district competitiveness index - DDCI) năm 2020 của thành phố với các nội dung sau:
1. Thực hiện khảo sát, đánh giá năng lực điều hành kinh tế của các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thúc đẩy sự cạnh tranh, thi đua để nâng cao chất lượng điều hành kinh tế - xã hội.
2. Tiếp tục nâng cao chất lượng điều hành kinh tế - xã hội của các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện; đội ngũ cán bộ, công chức thi đua thay đổi mạnh mẽ về thái độ, trách nhiệm, tác phong thực hiện công vụ; quyết liệt cải cách hành chính để nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính và chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh.
3. Tạo kênh thông tin minh bạch để doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính quyền thành phố.
4. Căn cứ kết quả khảo sát để đánh giá công tác điều hành của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện; nghiên cứu đưa ra các giải pháp phù hợp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong các năm tiếp theo; đề xuất các giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác điều hành của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
1. Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số và tiêu chí đánh giá DDCI được lựa chọn tương tự các chỉ số thành phần của PCI, trên cơ sở áp dụng linh hoạt, phù hợp với thực tiễn tại thành phố Hải Phòng.
2. Việc khảo sát, điều tra lấy ý kiến phải được thực hiện với nội dung, tiêu chí, đối tượng cụ thể, thiết thực về những vấn đề đang được doanh nghiệp quan tâm khi liên hệ giải quyết thủ tục hành chính; phản ánh khách quan tình hình hoạt động cũng như những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.
3. Kết quả khảo sát, điều tra lấy ý kiến phải được tổng hợp, phân tích, đánh giá đầy đủ, khách quan, minh bạch để báo cáo lãnh đạo thành phố; đồng thời là căn cứ để các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện trên địa bàn thành phố tiếp thu ý kiến góp ý của nhà đầu tư, doanh nghiệp, từ đó đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả; tiếp tục phát huy những mặt đã làm được và nghiêm túc khắc phục những tồn tại, hạn chế để nâng cao chất lượng điều hành của chính quyền các cấp từ thành phố đến các quận, huyện.
4. Kết quả khảo sát, điều tra là một trong những căn cứ để xem xét, so sánh chất lượng điều hành kinh tế của các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của thành phố.
1. Các chỉ số thành phần DDCI năm 2020
- Dự kiến các chỉ số thành phần DDCI năm 2020 bao gồm 09 chỉ số đối với khối Sở, ban, ngành và 10 chỉ số đối với khối địa phương:
(1) Gia nhập thị trường và hoạt động cấp phép; (2) Tính minh bạch và ứng dụng công nghệ thông tin; (3) Tính năng động và hiệu lực của hệ thống Sở, ban, ngành và địa phương; (4) Chi phí thời gian thực hiện thủ tục hành chính và dịch vụ công; (5) Chi phí không chính thức; (6) Cạnh tranh bình đẳng; (7) Hỗ trợ doanh nghiệp; (8) Thiết chế pháp lý và hiệu quả thực thi chính sách, văn bản pháp luật; (9) Vai trò của người đứng đầu Sở, ban, ngành và địa phương. Riêng khối địa phương đánh giá thêm (10) Chỉ số Tiếp cận đất đai.
- Phương án tính điểm xếp hạng DDCI Hải Phòng 2020: Đảm bảo tương đồng, phù hợp với cách tính điểm của các chỉ số thành phần PCI.
2. Đối tượng được đánh giá
- Các Sở, ban, ngành: 23 đơn vị, bao gồm:
(1) Sở Kế hoạch và Đầu tư, (2) Sở Tài chính, (3) Sở Tài nguyên và Môi trường, (4) Sở Xây dựng, (5) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (6) Sở Giao thông Vận tải, (7) Sở Khoa học và Công nghệ, (8) Sở Giáo dục và Đào tạo, (9) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, (10) Sở Công Thương, (11) Sở Tư pháp, (12) Thông tin và Truyền thông, (13) Sở Ngoại vụ, (14) Sở Y tế, (15) Sở Văn hóa, Thể thao, (16) Sở Du lịch, (17) Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng, (18) Công an thành phố, (19) Thanh tra thành phố, (20) Cục Thuế thành phố, (21) Cục Hải quan thành phố, (22) Bảo hiểm xã hội thành phố, (23) Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh thành phố Hải Phòng.
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện: 15 đơn vị, bao gồm:
(1) Hồng Bàng, (2) Ngô Quyền, (3) Lê Chân, (4) Kiến An, (5) Hải An, (6) Đồ Sơn, (7) Dương Kinh, (8) An Dương, (9) An Lão, (10) Cát Hải, (11) Kiến Thuỵ, (12) Thủy Nguyên, (13) Tiên Lãng, (14) Vĩnh Bảo, (15) Bạch Long Vỹ.
3. Phạm vi, quy mô khảo sát, điều tra
- Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đang hoạt động, sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng.