Kế hoạch 24/KH-UBND về đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Hưng Yên năm 2022
Số hiệu | 24/KH-UBND |
Ngày ban hành | 11/02/2022 |
Ngày có hiệu lực | 11/02/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hưng Yên |
Người ký | Nguyễn Hùng Nam |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/KH-UBND |
Hưng Yên, ngày 11 tháng 02 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ TRONG NÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN NĂM 2022
Căn cứ Nghị quyết số 09/NQ/TU ngày 15/6/2021 của Tỉnh ủy Hưng Yên về Chương trình thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 08/9/2020 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 23/TTr-SNN ngày 21/01/2022.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Hưng Yên năm 2022, như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Thành lập mới 21 hợp tác xã, 140 tổ hợp tác; phấn đấu có 80% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả; không có hợp tác xã yếu.
2. Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho các hợp tác xã (HTX), xây dựng mô hình sản xuất đảm bảo quy trình an toàn thực phẩm, có liên kết sản xuất; chú trọng hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác, thành viên tham gia quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử (postmart, voso, shopee, ladaza,..), các trang mạng xã hội (zalo, facebook, tiktok..).
3. Tiếp tục phát triển mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, mô hình HTX liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; phấn đấu có 55 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, có 180 HTX liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
4. Hướng dẫn, hỗ trợ các hợp tác xã có nhu cầu, đủ điều kiện xây dựng hồ sơ tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc Chương trình OCOP.
5. Rà soát, đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của các HTX sau chuyển đổi, tiếp tục vận động sáp nhập, hợp nhất các HTX có quy mô nhỏ, hoạt động kém hiệu quả.
(Chỉ tiêu giao các huyện, thị xã, thành phố tại phụ lục kèm theo)
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Hợp tác xã năm 2012, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; phổ biến và nhân rộng các mô hình hợp tác xã kiểu mới hoạt động có hiệu quả; vận động các hợp tác xã yếu kém tự giải thể, thành lập mới hợp tác xã chuyên ngành phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.
2. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Luật Hợp tác xã, khắc phục kịp thời những hạn chế, yếu kém, chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố thực hiện hoàn thành chỉ tiêu thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác theo Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 08/9/2020 của UBND tỉnh Hưng Yên; tập trung nguồn lực hỗ trợ đổi mới, phát triển hợp tác xã góp phần thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành và xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
3. Đẩy mạnh hỗ trợ, tư vấn củng cố, đổi mới và mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã; rà soát, đánh giá, phân loại hợp tác xã nông nghiệp; từ đó, tiến hành hỗ trợ, hướng dẫn các hợp tác xã có điều kiện đổi mới phát triển; đồng thời, kiên quyết chỉ đạo giải thể các hợp tác xã yếu kém, hoạt động hình thức.
4. Hỗ trợ, hướng dẫn các hợp tác xã, tổ hợp tác thành lập mới tiếp cận chính sách hỗ trợ theo Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 08/9/2020 của UBND tỉnh Hưng Yên, hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất cho các hợp tác xã, tổ hợp tác thành lập mới, tập trung hỗ trợ vào những vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có thế mạnh.
5. Đẩy mạnh huy động các nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh, tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, thành viên hợp tác xã nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức phát triển sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các chủ trang trại, gia trại nâng cao năng lực quản trị, kinh doanh, hợp tác, liên kết thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp.
6. Ưu tiên hỗ trợ các HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX; hỗ trợ đào tạo, tư vấn về ứng dụng công nghệ cao trong HTX nông nghiệp; hỗ trợ hoàn thiện phương án sản xuất kinh doanh và dự án ứng dụng công nghệ cao.
7. Hướng dẫn, hỗ trợ các hợp tác xã tích cực hợp tác, chủ động tham gia xây dựng liên liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị ngành hàng từ khâu giống, vật tư đầu vào, quy trình kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng liên kết sản xuất với các HTX, tổ hợp tác, trang trại nông nghiệp. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương; hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp, trang trại nông nghiệp. Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu số lượng HTX nông nghiệp, tổ hợp tác nông nghiệp theo Nghị quyết số 09/NQ/TU ngày 15/6/2021 của Tỉnh ủy Hưng Yên về Chương trình thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 08/9/2020 của UBND tỉnh Hưng Yên.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh rà soát điều chỉnh, bổ sung các văn bản của tỉnh về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp; tham mưu kế hoạch kiểm tra tình hình đổi mới phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Chủ trì, phối hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh, các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác; hỗ trợ thành lập mới các hợp tác xã, tổ hợp tác; hướng dẫn các địa phương, các HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, sơ chế, bảo quản sản phẩm nông sản; hỗ trợ các HTX nông nghiệp xây dựng các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị ngành hàng; chỉ đạo tăng cường rà soát, phân loại, đánh giá chất lượng các hợp tác xã trong nông nghiệp.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn từ ngân sách Trung ương được giao trong năm 2022 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia, Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021- 2025 để hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; lồng ghép nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh hỗ trợ xây dựng và nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại địa phương.
3. Liên minh Hợp tác xã tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chức năng hướng dẫn thành lập các liên hiệp hợp tác xã; tư vấn, hướng dẫn củng cố, đổi mới, phát triển HTX dịch vụ nông nghiệp tổ chức lại hoạt động; thành lập mới các hợp tác xã trong nông nghiệp; bồi dưỡng cán bộ, thành viên hợp tác xã; xây dựng mô hình hợp tác xã trong phạm vi đối tượng thành viên của Liên minh Hợp tác xã.
Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ HTX tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng và tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp; xây dựng mô hình thí điểm HTX kiểu mới tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị; nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, ưu tiên hỗ trợ vốn cho các HTX nông nghiệp đặc biệt là các HTX tham gia ứng dụng công nghệ cao.
4. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, cân đối, lồng ghép nguồn vốn từ ngân sách tỉnh hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp theo quy định.
5. Hội Nông dân tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kinh tế tập thể; xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể từng nội dung tuyên truyền, thời gian và phương thức triển khai. Phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho hội viên nông dân là thành viên các HTX, tổ hợp tác, trang trại. Ưu tiên nguồn kinh phí cho vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân để giúp các thành viên HTX nông nghiệp là hội viên Hội Nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.