Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Chương trình 781/CTr-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 134/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận 70-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể do tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu 781/CTr-UBND
Ngày ban hành 11/05/2022
Ngày có hiệu lực 11/05/2022
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 781/CTr-UBND

Quảng Bình, ngày 11 tháng 5 năm 2022

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 134/NQ-CP NGÀY 25/09/2020 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 70-KL/TW NGÀY 09/3/2020 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 5 KHÓA IX VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TẬP THỂ

Thực hiện Nghị quyết số 134/NQ-CP ngày 25/09/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/03/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH

1. Tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ đã được đề ra trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và Kết luận số 70-KL/TW

2. Xác định các nội dung, nhiệm vụ cụ thể phù hợp với điều kiện của từng cấp, ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh để triển khai thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với lộ trình phù hợp, đạt hiệu quả.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức về bản chất của kinh tế tập thể, hợp tác xã nhất là hợp tác xã kiểu mới; vị trí, vai trò quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

1.1. Các sở, ban, ngành và địa phương

Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền về bản chất, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của hợp tác xã trong điều kiện mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức và người dân; tránh tình trạng nhận thức không thống nhất, không đầy đủ, bị chi phối, ảnh hưởng bởi định kiến về mô hình hợp tác xã kiểu cũ; xác định phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là xu thế tất yếu, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của các sở, ban, ngành và địa phương.

1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng Nghị quyết chuyên đề của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

1.3. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền nội dung Kết luận số 70-KL/TW đến các tầng lớp nhân dân; mở các chuyên mục trên báo, đài nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân các cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể; phổ biến các mô hình thí điểm, các điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

1.4. Các sở: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì nghiên cứu đưa nội dung phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã vào giảng dạy trong các cơ sở giáo dục do Sở quản lý theo Khung cơ cấu Hệ thống giáo dục quốc dân.

1.5. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Đưa nội dung phát triển kinh tế tập thể vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm; tham mưu để Hội đồng nhân dân ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

- Tổ chức tôn vinh, khen thưởng các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã hoạt động hiệu quả.

2. Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã và pháp luật có liên quan.

2.1. Các sở, ban, ngành và địa phương

- Tổ chức rà soát đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012 và văn bản pháp luật có liên quan (đất đai, thuế, tín dụng...) bảo đảm thống nhất, tránh chồng chéo; cập nhật, bổ sung quy định mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo cơ chế quản lý linh hoạt, môi trường kinh doanh thuận lợi để kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển bền vững.

- Chủ động rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi của tỉnh để thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã phù hợp bản chất, nhu cầu, trình độ phát triển của tổ chức kinh tế tập thể; việc hỗ trợ cần tập trung, tránh dàn trải, phân tán và thiếu nguồn lực thực hiện. Tập trung chỉ đạo, triển khai có hiệu quả các chính sách ưu đãi, hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã.

- Chủ động cân đối bố trí nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã phù hợp với khả năng cân đối của mỗi cấp ngân sách và phù hợp với từng lĩnh vực, địa bàn để đảm bảo khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của từng ngành, lĩnh vực, địa phương.

- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế để các hợp tác xã có đủ năng lực, điều kiện được tham gia thực hiện một số nội dung của chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình đầu tư công.

2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tiếp tục theo dõi thực hiện Đề án “Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới giai đoạn 2021 - 2025” trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện dự án, đề án, chương trình, chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật Hợp tác xã năm 2012 và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trên cơ sở kết quả tổng kết 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã.

[...]