Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 24/KH-UBND về hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020 do tỉnh Ninh Bình ban hành

Số hiệu 24/KH-UBND
Ngày ban hành 28/02/2020
Ngày có hiệu lực 28/02/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Phạm Quang Ngọc
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 28 tháng 02 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2020

Thực hiện Quyết định số 134/QĐ-BNN-QLCL ngày 08/01/2020 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ban hành Kế hoạch Hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020; Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2020 tỉnh Ninh Bình. UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC TIÊU

Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong ngành nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP); giảm thiểu ô nhiễm sinh học, tạp chất và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu.

II. KẾT QUẢ VÀ CHỈ SỐ CẦN ĐẠT

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; sản xuất, sơ chế, chế biến, lưu thông, kinh doanh nông sản thực phẩm cũng như người tiêu dùng.

- Phát hiện, ngăn chặn hiệu quả và xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp ngoài danh mục cho phép, kém chất lượng, hàng giả, hàng hết hạn sử dụng, lạm dụng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

- Phấn đấu tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản xếp loại A, B đạt 100%; không còn cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản xếp loại C.

- Tỷ lệ các cơ sở nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn đạt 75%.

- Tỷ lệ sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản chủ lực, có mức độ rủi ro cao, đang có nhiều bức xúc về an toàn thực phẩm được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi đạt 50%.

- Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản giám sát trên diện rộng vi phạm quy định về ô nhiễm sinh học, tạp chất, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh giảm 10% so với năm 2019.

III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, TRỌNG ĐIỂM

1. Công tác chỉ đạo điều hành

- Tiếp tục chỉ đạo điều hành gắn kết chặt chẽ công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản với nhiệm vụ của tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, đồng thời gắn với nhiệm vụ bảo đảm an toàn thực phẩm trong năm Du lịch Quốc gia 2020 Hoa Lư - Ninh Bình do tỉnh Ninh Bình đăng cai.

- Tiếp tục triển khai nghiêm Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 09/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý vật tư nông nghiệp và thực hiện hiệu quả Quyết định số 12/2019/QĐ-UBND ngày 17/4/2019 của UBND tỉnh Quy định cơ quan thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm và cơ quan quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

- Thực hiện triển khai đầy đủ và có hiệu quả Kế hoạch hành động bảo đảm ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020 trên địa bàn toàn tỉnh và các văn bản chỉ đạo của các Bộ, ngành trung ương. Tăng cường công tác kiểm soát ATTP nông lâm thủy sản trong năm Du lịch quốc gia 2020

- Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chỉ đạo các cấp triển khai các Chương trình phối hợp tuyên truyền, giám sát sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn.

3. Tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn

- Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 39/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của HĐND tỉnh về hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2019-2020. Mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, sản phẩm chủ lực của tỉnh gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến.

- Xây dựng và nhân rộng mô hình “Mỗi vùng có sản phẩm đặc trưng, chất lượng, an toàn tỉnh Ninh Bình” (OCOP) theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đảm bảo ATTP.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; tăng đầu tư cải thiện điều kiện ATTP trong giết mổ, sơ chế, bảo quản, bày bán nông sản, thủy sản tươi sống; tổ chức liên kết, nhân rộng các chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc, quảng bá sản phẩm thông qua bao gói, ghi nhãn, dán tem truy xuất điện tử.

- Đẩy mạnh kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông lâm thủy sản trong tỉnh thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh.

4. Công tác thông tin, truyền thông về chất lượng, an toàn thực phẩm

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; tăng cường truyền thông, quảng bá cho các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, thực phẩm nông lâm thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

- Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Bình và các hội, đoàn thể chỉ đạo triển khai các Chương trình phối hợp tuyên truyền, giám sát sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn.

5. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát trên diện rộng sản phẩm nông lâm thủy sản rủi ro cao; kế hoạch thanh tra, kiểm tra, ưu tiên thanh tra đột xuất cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, cơ sở giết mổ, sơ chế, bảo quản, bày bán nông sản, thủy sản tươi sống; truy xuất và xử lý triệt để trường hợp vi phạm theo quy định.

[...]