Kế hoạch 236/KH-UBND năm 2020 về lập hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020-2025

Số hiệu 236/KH-UBND
Ngày ban hành 09/11/2020
Ngày có hiệu lực 09/11/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Phạm Đăng Quyền
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 236/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 09 tháng 11 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

LẬP HỒ SƠ SỨC KHỎE ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

Thực hiện Quyết định số 5349/QĐ-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Bộ Y tế về phê duyệt Kế hoạch triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử; trên cơ sở đề xuất của Sở Y tế Thanh Hóa và ý kiến của các sở, ngành có liên quan, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch Lập hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020-2025 với các nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 5349/QĐ-BYT ngày 12/11/2019 của Bộ Y tế về triển khai HSSKĐT toàn dân.

2. Yêu cầu

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử tại tỉnh, đảm bảo quản lý đầy đủ các thông tin theo quy định tại quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/03/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, cung cấp các giao diện tương tác với Bộ Y tế, Sở Y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chuyên gia y tế và người dân.

- Thu thập trực tiếp thông tin sức khỏe của người dân hoặc thu thập từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vào hồ sơ sức khỏe điện tử thông qua các tiêu chuẩn của ngành y tế và các quy định có liên quan.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử cho toàn dân, bảo đảm mỗi người dân trong tỉnh có một hồ sơ sức khỏe điện tử, từng bước hình thành cơ sở dữ liệu về sức khỏe người dân tại tỉnh và kết nối với Trung tâm dữ liệu Y tế Quốc gia.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đến hết năm 2021, lập HSSKĐT cho trên 30% người dân toàn tỉnh và HSSKĐT được cập nhật, bổ sung thông tin thường xuyên.

- Đến hết năm 2022, lập HSSKĐT cho trên 80% người dân toàn tỉnh HSSKĐT được cập nhật, bổ sung thông tin thường xuyên.

- Đến hết năm 2023, lập HSSKĐT cho trên 95% người dân toàn tỉnh HSSKĐT được cập nhật, bổ sung thông tin thường xuyên.

- Đến 2025, phấn đấu toàn bộ người dân trong tỉnh có HSSKĐT, HSSKĐT được cập nhật, bổ sung thông tin thường xuyên và được kết nối với tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Thuê phần mềm HSSKĐT và nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin

1.1. Thuê phần mềm HSSKĐT

a) Yêu cầu:

Phần mềm hồ sức khỏe của nhà cung cấp đáp ứng các quy định về thiết kế và chức năng cụ thể theo Quyết định số 5349/QĐ-BYT.

Các nhóm chức năng của phần mềm: cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe; quản lý hành chính; quản lý hạ tầng thông tin.

Tuân thủ việc bảo vệ thông tin cá nhân theo quy định tại mục 2, Chương II của Luật An toàn thông tin mạng.

Yêu cầu phần mềm quản lý HSSKĐT có giải pháp kỹ thuật kết nối liên thông được với Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.

Sử dụng mã định danh y tế: Sử dụng mã số bảo hiểm xã hội làm mã định danh y tế theo Quyết định 2153/QĐ-BYT ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Bộ Y tế ban hành quy chế xác lập, sử dụng và quản lý mã định danh y tế.

Quản lý thông tin, dữ liệu: Thông tin, dữ liệu hình thành khi triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử là tài sản thuộc sở hữu của cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Y tế, Sở Y tế). Nhà cung cấp dịch vụ hoặc đơn vị phát triển phần mềm có trách nhiệm chuyển giao đầy đủ các thông tin, dữ liệu, mã nguồn của phần mềm hồ sơ sức khỏe và các công cụ cần thiết khi kết thúc hợp đồng để bảo đảm Bộ Y tế hoặc Sở Y tế vẫn có thể khai thác sử dụng hồ sơ sức khỏe điện tử kể cả trong trường hợp thay đổi nhà cung cấp dịch vụ.

b) Hoạt động:

[...]