Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 2309/KH-UBND thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2023

Số hiệu 2309/KH-UBND
Ngày ban hành 18/04/2023
Ngày có hiệu lực 18/04/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Hồ Quang Bửu
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2309/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 18 tháng 4 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, HƯỚNG TỚI NÔNG THÔN MỚI THÔNG MINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2023

Căn cứ Kế hoạch số 530/KH-UBND ngày 02/02/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2023; Kế hoạch số 1879/KH-UBND ngày 31/3/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2025; theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 76/TTr-STTTT ngày 13/4/2023; UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2023 với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Kế hoạch chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh là cơ sở để các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện gắn với thực hiện các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông năm 2023.

Tổ chức triển khai, thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ về Chương trình chuyển đổi số được giao tại Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 1879/KH-UBND ngày 31/3/2023 của UBND tỉnh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

Các nội dung, nhiệm vụ đề ra phải thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, địa phương. Thông qua việc triển khai Chương trình chuyển đổi số, từng bước hình thành mô hình nông thôn mới thông minh; nâng cao vai trò, hoạt động của cộng đồng thông qua áp dụng chuyển đổi số để xây dựng nông thôn mới bền vững.

Đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả và thống nhất giữa các Sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tổ chức triển khai thực hiện.

Quá trình tổ chức thực hiện đảm bảo sự vào cuộc quyết liệt, kiên trì của các cấp, các ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các xã trong việc xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể, xác định nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh năm 2023.

II. MỤC TIÊU

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh.

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tổ chức đồng bộ, thống nhất trên nền tảng công nghệ số, phấn đấu đạt 90% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng.

- 100% xã nông thôn mới năm 2023 đạt chuẩn Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; 100% số xã nông thôn mới nâng cao năm 2023 đạt chuẩn tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông; đạt chỉ tiêu 15.1, 15.2 của tiêu chí số 15 về Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao.

- 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 9.5 của Tiêu chí số 9 về an ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; 90% đạt chỉ tiêu 9.2 của Tiêu chí số 9 về an ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao.

- 100% cán bộ quản lý các cấp tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tập huấn, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.

- Xây dựng thí điểm ít nhất 05 xã nông thôn mới thông minh theo lĩnh vực nổi trội (kinh tế, du lịch nông thôn, môi trường, văn hóa, cải cách hành chính, an ninh trật tự...).

- 100% xã nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023 có ít nhất 1 mô hình thôn nông thôn mới thông minh.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư.

- Đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên nền tảng công nghệ số: Các trang thông tin điện tử, mạng xã hội, bản tin, chuyên đề, tài liệu; đẩy mạnh gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới.

- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho cán bộ quản lý các cấp tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

2. Đẩy mạnh xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới

- Tăng cường thực hiện cải cách hành chính gắn với phát triển chính quyền số, đẩy mạnh việc cung cấp và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

- Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông, internet băng rộng; hỗ trợ người dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin (mạng wifi internet miễn phí khu vực trung tâm xã, các điểm sinh hoạt văn hóa ở cộng đồng, điểm du lịch nông thôn,&), các nền tảng số.

- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý, điều hành các cấp (huyện, xã), đặc biệt là trong quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn và các lĩnh vực kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch, môi trường.

[...]