Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 2301/KH-UBND năm 2022 về tiếp tục thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Số hiệu 2301/KH-UBND
Ngày ban hành 10/10/2022
Ngày có hiệu lực 10/10/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Nguyễn Thị Thanh Lịch
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2301/KH-UBND

Gia Lai, ngày 10 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TIẾP TỤC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN” GIAI ĐOẠN 2022-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Căn cứ Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025;

Căn cứ Thông tư số 51/2018/TT-BTC ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 2658/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; Thông tư số 50/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chương trình làm quen tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo; Thông tư số 28/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành;

Căn cứ Kế hoạch số 2946/KH-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Triển khai thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 của tỉnh Gia Lai”.

Để công tác dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai được thực hiện đảm bảo đúng lộ trình theo các quy định hiện hành, phù hợp với tình hình của địa phương và những điểm mới trong các hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai với những nội dung như sau:

A. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2018-2021 VÀ THỰC TRẠNG DẠY, HỌC NGOẠI NGỮ HIỆN NAY

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2018-2021

1. Chương trình dạy học ngoại ngữ

- Chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo thực hiện tại các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) với sự tự nguyện của gia đình trẻ và đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Bộ GDĐT1. Đến năm 2021, toàn tỉnh có 60 trường mầm non triển khai cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh, với 8.532 trẻ tham gia.

- Chương trình tự chọn tiếng Anh lớp 1, lớp 2 được triển khai theo Chương trình Giáo dục phổ thông (CT GDPT) 20182 từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1 và năm học 2021-2022 đối với lớp 2. Toàn tỉnh Gia Lai hiện có 38,57% học sinh lớp 1, lớp 2 được học chương trình tiếng Anh tự chọn. Đồng thời chương trình tiếng Anh tự chọn đối với lớp 3, lớp 4, lớp 5 cũng được triển khai ở các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh với 57,1% học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 tham gia.

- Chương trình tiếng Anh hệ 7 năm (theo CT GDPT 2006)3 được triển khai ở tất cả các trường trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 63,16% học sinh THCS và 88,7% học sinh THPT tham gia.

- Chương trình tiếng Anh hệ 10 năm4 và chương trình tiếng Anh theo chương trình GDPT 20185: Năm học 2021-2022, cấp tiểu học có 34,2% học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 tham gia học chương trình tiếng Anh hệ 10 năm; cấp THCS có 36,8% học sinh tham gia học chương trình tiếng Anh hệ 10 năm và chương trình tiếng Anh theo CT GDPT 2018; cấp THPT có 11,3% học sinh học chương trình tiếng Anh hệ 10 năm.

- Tiếng Anh chuyên ngành và tiếng Anh cơ bản: Môn tiếng Anh cơ bản các ngành đều học thời lượng như nhau. Tiếng Anh chuyên ngành học từ 60 - 180 tiết đối với các ngành du lịch, quản lý khách sạn và từ 30 - 60 tiết đối với các ngành công nghệ - kỹ thuật, y khoa, nghệ thuật.

Bảng so sánh chỉ tiêu dạy và học tiếng Anh hệ 10 năm và tỉ lệ thực tế đến năm học 2021-2022

STT

Cấp học

Chỉ tiêu tại Kế hoạch 2946/KH-UBND ngày 28/12/2018

Tỉ lệ thực tế năm học 2021-20226

Chênh lệch

1

THPT

3,1%

11,3%

Cao hơn 8,2%

2

THCS

27,5%

36,8%

Cao hơn 9,3%

3

Tiểu học

80,4%

34,2%

Thấp hơn 46,2 %

Lớp 3, 4, 5

 

57,1% học tự chọn

 

2. Chất lượng dạy và học ngoại ngữ

- Kết quả thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh cho thấy điểm trung bình bài thi môn tiếng Anh trong 03 năm gần đây đã có sự biến chuyển, mặc dù vẫn còn thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước7; chất lượng kì thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh trong những năm học gần đây cũng tăng lên.8

- Chất lượng dạy học tiếng Anh theo chuẩn năng lực ngôn ngữ quốc tế được nâng cao. Ngày càng có nhiều học sinh tham gia học và đăng ký thi ở các kì thi quốc tế để đánh giá năng lực ngôn ngữ như MOVERS. FLYERS, KET, PET, IELTS,…9

3. Đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ

Toàn tỉnh hiện có 1.029/1.094 giáo viên Tiếng Anh đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ, tỉ lệ 94,06%10. Đồng thời giáo viên tiếng Anh các cấp cũng đã được bồi dưỡng nâng cao năng lực ngôn ngữ cũng như nghiệp vụ sư phạm, năng lực giảng dạy và kiểm tra đánh giá tiếng Anh theo CT GDPT 201811.

4. Ứng dụng công nghệ thông tin và tăng cường trang thiết bị dạy học ngoại ngữ

Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy đã được quan tâm chú trọng ở các cơ sở giáo dục. Nhiều trường học được trang bị phòng học bộ môn tiếng Anh, giúp cho việc dạy và học theo định hướng năng lực và tiếp cận chuẩn tiếng Anh quốc tế được thuận lợi hơn.12

5. Đổi mới kiểm tra đánh giá trong hoạt động dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế

Thực hiện kiểm tra, đánh giá theo đúng hướng dẫn của Bộ GDĐT, các cơ sở giáo dục thực hiện đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá. Tăng cường kiểm tra đánh giá ở tất cả các kỹ năng và khuyến khích kiểm tra kỹ năng nghe, nói, định hướng kiểm tra đánh giá theo năng lực ngôn ngữ đầu ra ở các cấp học (Bậc 1 đối với cấp tiểu học, Bậc 2 đối với cấp trung học cơ sở, Bậc 3 đối với cấp trung học phổ thông).

6. Công tác truyền thông và xây dựng môi trường ngoại ngữ

[...]